Nội dung
Nhật Bản được là một đất nước triển vọng đối với những ai đang theo đuổi nghề Điều dưỡng viên. Thế nhưng bạn có biết ngành Điều dưỡng tại Nhật lắm cái hay nhưng muôn vàn cái khó

Khái quát ngành Điều dưỡng tại Nhật Bản
Nhật Bản là đất nước có dân số đứng thứ 10 thế giới. Điều đặc biệt là dân số nước này đang phải đối mặt với tình trạng già hóa, bằng chứng là theo những số liệu điều tra đã kết luận hơn 1/5 dân số nước này nằm ngoài độ tuổi lao động. Điều này đã dẫn đến việc thiếu hụt trầm trọng nguồn cung ứng lao động và tạo nên những sức ép về chính sách an sinh, xã hội.
Hiện nay, nhân lực ngành Y tế của Nhật bản đang bị thiếu hụt hơn 2000 việc làm Điều dưỡng viên. Ước tinh trong vòng 10 năm tới, Nhật cần từ 400 nghìn đến hơn 600 nghìn Điều dưỡng và Hộ lý làm việc. Do đó, nước này đang có những chính sách kêu gọi nguồn nhân lực trong ngành Điều dưỡng và các công việc chăm sóc sức khỏe khác từ nước ngoài đến làm việc.
Có thể nói, ngành Điều dưỡng tại Nhật có cơ hội phát triển cao. Họ được mời gọi tại các Bệnh viện đa kha, các Viện dưỡng lão. Đặc biệt, rất nhiều gia đình trung lưu tại Nhật tuyển Điều dưỡng viên làm chăm sóc tại gia với chế độ đãi ngộ lớn.

Công việc của Điều dưỡng, Hộ lý tại Nhật và những lợi thế
Cũng như công việc của những Điều dưỡng với tư cách là một ngành nghề độc lập trong hệ thống Y tế, Điều dưỡng tại Nhật chủ yếu làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe con người. Họ thường hỗ trợ về đời sống hằng ngày của bệnh như như việc ăn ơ, nghỉ ngơi, vệ sinh, đi lại,… Bên cạnh đó là tiếp nhận thuốc, vận chuyển những kết quả xét nghiệm, vệ sinh các dụng cụ y tế,… Tùy vào từng tình trạng bệnh mà sẽ có những lưu ý riêng đối với công việc của Điều dưỡng. Dù thế nào, họ cũng đóng vai trò vừa là người nhân viên viên Y tế, vừa là người bạn tâm tình, trò chuyện đối với bệnh nhân. Đặc biệt đối với các đối tượng người lớn tuổi, điều này có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống.
Từ năm 2012, Nhật Bản đã hợp tác với Việt Nam về chương trình tuyển dụng Điều dưỡng viên, hộ lý Việt Nam, đặc biệt là các sinh viên mới tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng tại các trường Y Dược sang Nhật làm việc. Với 3 khóa đào tạo, đã có hơn 500 ứng viên Việt Nam đang làm việc tại các bệnh viện, viện dưỡng lão, trung tâm y tế… của Nhật Bản. Mức lương mà người làm ngành này nhận được là 130.000 yên – 140.000 yên / tháng đối với Điều dưỡng và khoảng 140.000 yên – 150.000 yên / tháng đối với Hộ lý. Đây được xem là mức thu nhập khá lớn, giúp các Điều dưỡng viên và Hộ lý ổn định cuộc sống.
Bên cạnh những lợi thế về cơ hội công việc và nguồn lương đáng mơ ước, cuộc sống tại Nhật đem đến cho những người làm nghề này những trải nghiệm mới. Họ sẽ được tiếp xúc với môi trường làm việc hiện đại, văn minh từ một đất nước có sự phát triển đứng top đầu thế giới. Điều ấy cũng giúp cho bạn học hỏi thêm nhiều kiến thức và nâng cao các kỹ năng còn thiếu sót của bản thân.

Cuộc sống của Điều dưỡng viên tại Nhật cũng muôn vàn khó khăn
Trước một đất nước xa lạ với nhiều người, cuộc sống của Điều dưỡng viên tại Nhật cũng sẽ gặp phải một số khó khăn khi mới sang làm việc.
Khi mới sang Nhật, do chưa quen thời tiết, các mối quan hệ cũng như bạn bè chưa có nên các lao động Việt Nam thường buồn chán. Cuộc sống chỉ xoay quanh việc đi là và về nhà. Ngoài ra, Nhật Bản có những phong tục lễ tết khác với Việt Nam, vì thế vào những dịp này, những người con xa quê sẽ không khỏi thương nhớ về nơi chôn rau cắt rốn.
Thời tiết cũng là một bất lợi, hầu hết các vùng tại Nhật mùa đông đều có tuyết rơi, trừ vùng á nhiệt đới Okinawa. Vì vậy trong thời gian đầu sang Nhật, một số Điều dưỡng viên Nhật Bản chưa quen với thời tiết nơi đây nên dễ bị cảm.
Do sự khác biệt trong văn hóa và lối sống nên ẩm thực của Việt Nam và Nhật Bản cũng có sự khác biệt. Đặc trưng ẩm thực Nhật Bản chính là thưởng thức thức ăn sống mà không sử dụng nước sốt mùi vị mạnh nên có thể có nhiều bạn sẽ không quen
Thu nhập cao, chế độ đãi ngộ tốt nhưng môi trường làm việc tại Nhật lại có phần khắt khe hơn. Làm một Điều dưỡng tại Nhật, bạn sẽ không được phép đi muộn, tám chuyện hay làm việc riêng trong giờ làm việc,….
Nhiều Điều dưỡng viên chưa quen với môi trường làm việc sẽ cảm thấy áp lực và khó chịu. Tuy nhiên, sau một thời gian bạn sẽ thấy mọi thứ trở nên dễ dàng hơn.
Discussion about this post