Nội dung
Các Dược sĩ Cao đẳng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur sẽ giúp bạn giải mã các câu hỏi thường gặp liên quan đến thuốc Panadol, từ đó giúp bạn sử dụng thuốc hiệu quả.

Panadol có những dạng bào chế và hàm lượng nào?
Thuốc Panadol trên thị trường hiện nay gồm có các dạng bào chế và hàm lượng:
- Viên sủi: 500mg.
- Viên nén, dùng đường uống: 500mg. Có dạng kết hợp paracetamol với caffein để giảm cảm giác buồn ngủ khi sử dụng.
- Viên nhai (trẻ em): 120mg.
Thuốc Panadol có tác dụng gì?
Dược sĩ giảng dạy Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, Panadol chứa paracetamol là một chất có tác dụng giảm đau, hạ sốt.
Panadol đánh giá có hiệu quả trong các trường hợp sốt và các chứng đau từ nhẹ đến vừa như:
- Đau đầu, đau nửa đầu
- Đau bụng kinh
- Đau cơ xương
- Đau họng
- Đau cơ, đau viêm xương khớp
- Đau răng, đau sau khi nhổ răng hoặc các phẫu thuật nha khoa
- Sốt và đau sau khi tiêm vắc xin
Liều dùng thuốc Panadol chuẩn như thế nào?
Trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm Panadol với hàm lượng paracetamol khác nhau, do đó bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ/dược sĩ, đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.
Liều dùng thuốc Panadol cho người lớn:
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: uống 500 – 1000mg paracetamol/lần, trong vòng 4 – 6 giờ. Không sử dụng quá 4000mg/ngày.
Liều dùng thuốc Panadol cho trẻ em:
- Trẻ em từ 6 – 11 tuổi: uống 250 – 500mg/lần trong vòng 4 – 6 giờ.
- Liều tối đa hàng ngày: 60mg/kg cân nặng chia thành nhiều lần, mỗi lần 10 – 15 mg/kg cân nặng dùng trong 24 giờ.
Lưu ý:
- Không khuyến khích dùng Panadol cho trẻ dưới 6 tuổi.
- Thời gian tối đa sử dụng Panadol đối với trẻ em từ 6 – 11 tuổi khi không có chỉ định của bác sĩ là 3 ngày.
- Khoảng cách tối thiểu giữa 2 lần dùng thuốc là 4 giờ.
- Không nên dùng Panadol chung với các thuốc có chứa paracetamol khác.
- Tuyệt đối không dùng quá liều thuốc Panadol vì chúng có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc và tổn thương gan.

Tác dụng phụ của Panadol là gì?
Các kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy, Panadol thường ít khi gây tác dụng không mong muốn. Một số tác dụng phụ có thể gặp bao gồm:
- Phát ban, phù mạch, hội chứng Stevens – Johnson.
- Rối loạn máu, giảm tiểu cầu và hệ bạch huyết.
- Gan bất thường.
- Phế quản co thắt ở một số bệnh nhân mẫn cảm với aspirin và các thuốc NSAID khác.
Trên đây chưa phải là danh mục đầy đủ của các tác dụng phụ và Panadol có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ/dược sĩ nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào.
Không nên dùng Panadol trong trường hợp nào?
Dược sĩ trình độ Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, không phải ai cũng có thể sử dụng Panadol, trong đó bao gồm các đối tượng như:
Bạn bị dị ứng với các thuốc có chứa paracetamol hay bất kỳ thành phần nào khác.
Bạn đang sử dụng các thuốc khác cũng chứa paracetamol.
Bạn có tiền sử mắc các bệnh lý như: bệnh gan, thận hay nghiện rượu.
Không nên sử dụng các loại thuốc sau nếu bạn đang dùng thuốc Panadol, bởi chúng có thể xảy ra tương tác thuốc: Amitriptyline, Aspirin, Diazepam, Clopidogrel, Gabapentin, Lansoprazole, Naproxen, Ranitidine, Acetaminophen, Amlodipine, Amoxicillin, Atorvastatin, Caffeine, Codeine, Diclofenac, Furosemide, Ibuprofen, Levofloxacin, Levothyroxine, Metformin, Omeprazole, Pantoprazole, Prednisolone, Pregabalin, Ramipril, Sertraline, Simvastatin, Tramadol, Tylenol (acetaminophen).
Trên đây là một số thông tin về thuốc Paracetamol. Tuy nhiên điều này không thay thế hoàn toàn cho lời khuyên của bác sĩ/dược sĩ và truongcaodangyduocpasteur.edu.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa. Vì vậy bạn nên đến các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để được các cán bộ y tế chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị, hướng dẫn sử dụng thuốc chính xác nhất.
Discussion about this post