Nội dung
“Nhiều Bác sĩ thường tỏ ra ái ngại khi biết được bổ nhiệm về khoa Xét nghiệm”. Đây là nhận xét của trưởng khoa xét nghiệm của Viện truyền máu và huyết học trung ương. Tại sao lại có hiện tượng này? Có phải vì ngành Xét nghiệm Y học rất “đáng sợ”?
- Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm học buổi tối ở đâu?
- Đối tượng nào được học văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm.
- Điều kiện học văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm.

Kỹ thuật viên xét nghiệm và những rủi ro nghề nghiệp
Nhiều người ái ngại chọn làm một Kỹ thuật viên xét nghiệm bởi hằng ngày phải tiếp xúc với vô số nguy cơ bệnh tật. Công việc của họ là nhận mẫu xét nghiệm từ bác sĩ hoặc bệnh nhân để đưa vào máy phân tích. Đối với các mẫu bệnh như đờm, máu, da,… hay thậm chí là nước tiểu thì nguy cơ lây nhiễm một số bệnh như lao hoặc HIV là rất cao. Thêm vào đó, một ngày mỗi người Kỹ thuật viên xét nghiệm phải thực hiện hàng trăm ống xét nghiệm như vậy.
Chị Hằng (cựu sinh viên Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm trường Y khoa Pasteur , nhân viên Bệnh viện truyền máu và huyết học trung ương) còn cho biết thêm mỗi khi có đợt như Lễ hội xuân hồng hay Hành trình đỏ,… các kỹ thuật viên như chị phải làm suốt đêm mới có thể hoàn thành chỉ tiêu công việc.
Công việc của họ bắt buộc phải làm việc với máy móc. thiết bị hiện đại, vì vậy chỉ cần một sơ suất nhỏ trong bảo quản thì ảnh hưởng rất lớn. Những máy móc này có chi phí cao và đôi khi không có sẵn tại Việt Nam. Khi bị hỏng thì rất khó mua lại. Hơn nữa nếu người kỹ thuật viên không để ý đến những dấu hiệu bất thường của máy hoặc những tác động liên quan chẳng hạn sử dụng máy khi điện yếu thì có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Nếu như kết quả sai, quá trình chẩn đoán cũng như điều trị của bác sĩ không đúng hướng có thể dẫn đến những rủi ro về tính mạng con người.

Kỹ thuật viên xét nghiệm và nỗi ám ảnh phải làm bạn với vi khuẩn
Chị Quy (tốt nghiệp Cao đẳng Xét nghiệm của trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP.HCM) bộc bạch về nỗi sợ những ngày đầu vào nghề luôn bị ám ảnh bởi những mẫu bệnh của bệnh nhân. Thậm chí chị đã từng bị kỳ thị hoặc coi thường khi nhắc đến nghề của mình. Hầu hết họ đều có cảm giác sợ những kỹ thuật viên xét nghiệm lao bởi môi trường làm việc đầy vi trùng.
Nỗi ám ảnh của chị Hằng đồng thời cũng là những sợ hãi của nhiều người. Bởi vậy không ít kĩ thuật viên đã sớm từ bỏ lĩnh vực này không chỉ vì công việc vất vả mà nguy cơ tổn thương sức khỏe và tính mạng cao.
Nhưng cũng có rất nhiều niềm vui đến từ công việc
Người ta còn gọi nghề của những Kỹ thuật viên xét nghiệm chính là “sân sau” của bác sĩ. Lí do bởi kết quả xét nghiệm là cơ sở để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị chính xác cho bệnh nhân. Vì vậy công việc của họ lặng lẽ và âm thầm.
Công việc tuy vất vả nhưng khi chữa trị thành công cho bệnh nhân thì những người làm công việc xét nghiệm nhận được niềm vui gấp bội. Chị Quy bày tỏ hạnh phúc khi một bệnh nhân được xác định âm tính với bệnh lao đã đến ôm chầm và cảm ơn chị. Nhờ những kết quả xét nghiệm mà những người làm công việc như chị mang lại đã giúp nhiều người được điều trị kịp thời. Chị Quy nói thêm: “Dù không được những người bệnh nhân biết đến mình nhưng khi nghe tin bệnh nhân được chữa trị khỏi thì chúng tôi cũng được cảm thấy an ủi và vui vừng bù đắp cho những giờ làm việc vất vả.”
Những niềm vui này chính là động lực để chị theo đuổi nghề nghiệp này đã 50 năm.

Ban Tư vấn tuyển sinh của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP.HCM nghĩ rằng, thật ra nghề nghiệp nào cũng có những nỗi sợ đặc thù riêng. Bạn cảm thấy điều đó là đáng sợ bởi bạn không yêu thích nó. Thiết nghĩ khi đã yêu thích công việc nào đó, hãy luôn duy trì ngọn lửa của tình yêu nghề để có được nhiều niềm vui trong cuộc sống.
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh
Địa chỉ : 73 Văn Cao – Phường Phú Thọ Hoà – Quận Tân Phú – TPHCM.
Website chính thức : https://caodangyduocpasteurtphcm.edu.vn/
HOTLINE tư vấn tuyển sinh : 0996.303.303 – 0886.303.303
Discussion about this post