Nội dung
Olsalazine không còn xa lạ trong tủ thuốc tại các nhà thuốc, quầy thuốc. Với những tính năng của mình, những thông tin và thuốc Olsalazine cũng được phổ cập rộng rãi trên các phương tiện truyền thông.

Tác dụng của thuốc Olsalazine
Theo Dược sĩ Cao đẳng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, olsalazine được biết đến là loại thuốc có tác dụng trong điều trị một số bệnh về đường ruột.
Mặc dù olsalazine không điều trị viêm loét đại tràng, nhưng có thể làm giảm các triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng và chảy máu trực tràng do sự kích thích, sưng trực tràng, đại tràng.
Olsalazine được sử dụng để kéo dài thời gian giữa các cơn đau sau khi hết cơn đau.
Ngoài ra, olsalazine cũng được biết đến là một loại thuốc chống viêm salicylate, hoạt động bằng cách ngăn chặn sản xuất một số chất tự nhiên nhất định như các prostaglandin, bởi chúng có thể gây đau và sưng.
Tư vấn liều dùng thuốc Olsalazine chuẩn
– Liều dùng thuốc olsalazine cho người lớn mắc bệnh viêm loét đại tràng – thể duy trì:
- Uống 500 mg, hai lần một ngày.
– Liều dùng thuốc olsalazine cho người lớn mắc bệnh viêm loét đại tràng – thể hoạt động:
- Uống 500 mg – 1 g mỗi ngày, chia đều thành 2 liều. Ngoài ra, liều 500mg lên đến 4 lần một ngày đươc dùng trong trường hợp nặng.
– Liều dùng thuốc olsalazine cho người lớn mắc bệnh viêm cột sống dính khớp:
- Uống 500 mg 2 lần mỗi ngày trong một tuần, tăng 500 mg mỗi tuần đến tối đa là 1 g 3 lần mỗi ngày, tổng cộng là 6 tháng.
Tư vấn liều dùng Olsalazine cho trẻ em
– Liều dùng thuốc olsalazine cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên mắc bệnh viêm loét đại tràng:
- 30 mg/kg/ngày (tối đa, 2 g/ngày), bắt đầu với liều bằng 25% liều hàng ngày, tăng thêm một liều mỗi ba ngày và lên thành bốn liều mỗi ngày.
Thông tin những dạng và hàm lượng của olsalazine
Olsalazine hiện có những dạng và hàm lượng sau:
- Viên nén, dùng đường uống: 250 mg.

Tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng thuốc olsalazine
Khi sử dụng thuốc olsalazine, bạn có thể gặp một số phản ứng dị ứng như: sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng; phát ban; khó thở.
Đối với trường hợp sau, bạn nên ngừng dùng thuốc và báo cho bác sĩ biết:
- Đau ngực, khó thở, tim đập nhanh hay trống ngực;
- Viêm đại tràng trở nên nặng hơn (sốt, chuột rút, đau bụng, hoặc tiêu chảy ra máu);
- Buồn nôn, ngứa, chán ăn, đau bụng, nước tiểu đậm màu, phân màu đất sét, vàng da (vàng da hoặc mắt).
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể gặp một số tác dụng phụ ít nghiêm trọng như:
- Phát ban da, ngứa;
- Buồn nôn, ợ nóng;
- Khó chịu dạ dày nhẹ;
- Đau đầu;
- Đau cơ hoặc khớp;
- Đi tiểu thường xuyên hơn so với bình thường.
Tuy nhiên không phải ai cũng gặp những tác dụng trên cũng như có thể còn các tác dụng phụ khác chưa được đề cập đến. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến của cán bộ y tế để được giải đáp.
Cảnh giác khi dùng thuốc olsalazine
Theo giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, khi sử dụng thuốc olsalazine, người dùng không nên sử dụng đồng thời với các thiopurine (ví dụ, mercaptopurine, azathioprine, thioguanine) vì có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm độc tủy xương; hay thuốc chống đông máu hoặc heparin do chúng có thể gia tăng tác dụng phụ do olsalazine.
Lưu ý: Những thông tin trên không thể thay thế hoàn toàn cho lời khuyên của bác sĩ/dược sĩ. Do đó bạn vẫn cần sự tư vấn từ những người có chuyên môn để sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả nhất.
Discussion about this post