Nội dung
Mở nhà thuốc là điều mong muốn của rất nhiều Dược sĩ hiện nay, tuy nhiên đối với những bạn nào chưa có kinh nghiệm mở nhà thuốc thì làm sao tạo ra sự khác biệt khi mở nhà thuốc?
- 4 con đường tốt nhất cho những dược sĩ mới ra trường
- Thông báo tuyển sinh Văn bằng 2 Cao đẳng Dược TPHCM năm 2018
- Tuyển sinh Cao đẳng Y Dược TPHCM năm 2018.

Nhà thuốc hoặc quầy thuốc là một địa điểm được cấp phép để bán lẻ thuốc tới người tiêu dùng. Tuy cùng một chức năng là bán lẻ thuốc, nhưng nhà thuốc lại là mục tiêu của rất nhiều các bạn học Dược ra trường. Vậy để làm sao có thể khởi nghiệp thành công khi mở nhà thuốc, dưới đây là một số kinh nghiệm giúp bạn khởi nghiệp thành công và tạo ra sự khác biệt khi mở nhà thuốc.
1. Nhà Thuốc GPP là gì?
Nhà thuốc GPP là nhà thuốc đươc đánh giá chất lượng hoạt động được dựa trên các quy định về hoạt động nghề. Theo đó thì Nhà thuốc GPP phải đặt lợi ích của người bệnh lên hàng đầu, và những người hoạt động tại nhà thuốc phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn đạo đức, chuyên môn của Bộ Y tế đề ra.
Đối với một nhà thuốc GPP để hoạt động được thì người đứng đầu quầy thuốc phải là Dược sĩ Đại học có chứng chỉ hành nghề theo quy định ban hành. Đối với nhân viên của quầy thuốc phải mặc áo blouse, có đeo bảng tên ghi rõ chức danh, gọn gàng, sạch sẽ, ngăn nắp. Nhân viên bán thuốc khi bán hàng cho người mua thuốc phải thưc hành đúng theo quy định chính là tư vấn bán hàng đảm bảo đặt lợi ích người bệnh lên hàng đầu, thực hiện đúng tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp.
Khi bán hàng cho người bệnh tại nhà thuốc GPP cần đảm bảo đạt ít nhất 5 quy trình như sau:
- Mua thuốc và kiểm soát chất lượng.
- Bán thuốc đúng đơn được kê.
- Tư vấn đúng, hiệu quả cho người bệnh đối với những loại thuốc không có trong đơn thuốc.
- Bảo quản, theo dõi chất lượng thuốc.
- Giải quyết đối với những khiếu nại về thuốc hoặc thuốc bị thu hồi.

2. Quan tâm tới thói quen của người đi mua thuốc.
Hiện nay tình trạng kháng thuốc ở Việt Nam đang tăng rất nhanh, nguyên nhân thì có rất nhiều, đơn cử như sau:
- Khi bạn chỉ nhức đầu sổ mũi đơn giản: bạn ra ngay nhà thuốc hỏi mua 1 vài thuốc đơn giản, sau đó bệnh sẽ khỏi ngay sau 1 ngày.
- Nếu bạn bị ốm, sốt kèm theo viêm nhẹ: ra ngay nhà thuốc để được tư vấn sử dụng thuốc liều cao, bệnh sẽ khỏi sau vài ngày.
- Nếu ốm nặng hơn, đã nhiều lần tự ra nhà thuốc mua thuốc nhưng vẫn không khỏi thì bạn sẽ tìm đến các bệnh viên, phòng khám. Bạn sẽ khỏi bệnh và với những lần ốm sau có biểu hiện tương tự, bạn sẽ sử dụng đơn thuốc của lần đi khám đề tự điều trị tại nhà.
Bạn thấy đó, việc tự ý sử dụng thuốc mà không có sự tư vấn và chẩn đoán đúng bệnh sẽ khiến bạn vừa tốn kém về kinh tế lại vừa khiến cho việc điều trị bệnh không thực sự đem lại hiệu quả cao nhất. Và đây là thói quen của đa số người bệnh hiện nay, khi cần mua một loại thuốc bất kỳ thì đa phần sẽ ghé qua những nhà thuốc tiện đường đi làm, đi chợ… Tuy nhiên có những người kỹ tính, cẩn thận hơn sẽ đến những nhà thuốc quen để được tư vấn và mua thuốc, hoặc đến tìm bác sĩ mình thường hay khám để được tư vấn.
Một trong những thói quen khó bỏ khác của người bệnh khi dùng thuốc là luôn muốn phải khỏi nhanh, uống ít thuốc nhất có thể, uống cực ngắn ngày do đó khi mắc bệnh lần sau sẽ khiến bệnh càng nặng và phải sử dụng liều cao hơn mới khỏi được.
Như vậy thói quen của người đi mua thuốc đóng một vai trò cực kì quan trọng trong việc mở nhà thuốc thành công. Hãy nắm bắt thói quen của người bệnh để tư vấn đúng, tư vấn hiệu quả cho người bệnh nhất để nhà thuốc của bạn là địa chỉ uy tín đối với người bệnh.

3. Quan tâm tới thực trạng bán lẻ thuốc hiện nay.
- Người dùng có thói quen mua thuốc tự kê đơn, nhà thuốc phải hoặc tự đáp ứng theo nhu cầu này.
- Các nhà thuốc thường bán thuốc theo 2 hướng: bán thuốc theo liều và bán thuốc theo tên biệt dược hoặc tên thương mại.
- Các nhà thuốc sẽ bán thuốc theo hướng đem lại lợi nhuận cao nhất cho nhà thuốc: tổng hợp nhiều loại thuốc vào 1 liều. Chưa kể một số nhà thuốc hám lợi còn cho cả thuốc cận date vào mà người dùng không để ý.
- Bán thuốc theo tên biệt dược, theo tên thương mại hoặc theo đơn chỉ định của Bác sĩ. Đây là vấn đề khá nhức nhối vì người bệnh không am hiểu về thuốc, do đó nhà thuốc thường sẽ tư vấn sang những loại thuốc ít thương hiệu, ít được quảng cáo để tăng lợi nhuận cao hơn, hoặc có thể bán thuốc theo đơn kê và sự chỉ định của Bác sĩ để được cắt hoa hồng. Đối với việc bán thuốc theo tên biệt dược hoặc tên thương mại, thì sẽ làm sai khác đi mục đích điều trị của Bác sĩ, vì tuy cùng 1 hoạt chất nhưng ở các nhà máy sản xuất có công nghệ bào chế khác nhau sẽ cho sinh khả dụng khác nhau.
Nếu chỉ nói những cách bán như trên thì khá là chụp mũ cho các nhà thuốc hiện nay đang kinh doanh dựa vào sức khoẻ người dân thì cũng không đúng, vì các nhà thuốc đều cắt liều thuốc hay, và nếu có thay thế cũng là thuốc có tác dụng. Còn tác dụng của thuốc với người bệnh tới đâu nhà thuốc không thể kiểm soát được.
Nhưng trên thực tế hiện nay rất đáng ngại, đa phần các nhà thuốc đều thuê người đứng bán. Chỉ có một số ít nhà thuốc là chủ đứng bán, còn lại đa phần người đứng bán là Dược sĩ còn non về kiến thức, kinh nghiệm hoặc chỉ được đào tạo sơ bộ. Để cải thiện việc này các bạn nên chú ý trong việc tuyển người đứng quầy bán thuốc phải có trình độ Dược sĩ Cao đẳng được đào tạo tại các Trường chuyên ngành về Dược.
4. Nên tham khảo thực tế các mô hình bán lẻ thuốc.
Hiện nay số lượng nhà thuốc mọc lên như nấm sau mưa, có thể nói số lượng các nhà thuốc tương đương với số lượng các quán tạp hoá vì số lượng quá nhiều và mật độ dày đặc. Các nhà thuốc đều có quy mô to nhỏ khác nhau, tuy nhiên nếu tinh ý bạn sẽ thấy có 2 loại nhà thuốc cơ bản:
- Nhà thuốc lớn có cách bán hàng bài bản, hoạt động chuyên biệt và tư vấn chuyên môn rất tốt.
- Nhà thuốc nhỏ ngoài việc bán thuốc sẽ kiêm thêm bán một vài mặt hàng thiết yếu phục vụ cư dân xung quanh để gia tăng lợi nhuận và có thêm kinh phí.

Đối với những nhà thuốc lớn, đặc biệt là các nhà thuốc có đầu tư xây dựng và phát triển theo hệ thống chuỗi thì họ đều quan tâm đến các yếu tố như:
- Thiết kế đồng nhất bộ nhân diện thương hiệu nhà thuốc: bảng biển, tên gọi, thiết kế xắp xếp tủ thuốc, đồng phục cho nhân viên. Ngoài ra các nhà thuốc này đều lựa chọn vị trí mặt tiền rộng, thuận tiện đi lại, gần các khu dân sinh.
- Diện tích rộng, có khu vực tư vấn chuyên môn riêng biệt.
- Đầu tư xây dựng website bán thuốc, thậm chí tạo các shop online để bán thuốc.
- Có phần mềm quản lý bán hàng riêng.
- Lên kế hoạch để chăm sóc khách hàng rất chủ động.
Đối với những nhà thuốc nhỏ thì họ lại quan tâm đến các vấn đề như:
- Gần khu đông dân cư, khu dân sinh nhộn nhịp hoặc tại các trục đường, các mặt tiền thuận lợi.
- Diện tích vừa đủ để tối ưu với chi phí cơ sở vật chất.
Như vậy có thể thấy rằng việc thăm quan các nhà thuốc cũng giúp bạn có một cái nhìn tổng quan hơn về việc tự xây dựng cho mình một nhà thuốc đạt chuẩn GPP tốt nhất.
5. Tư duy hợp lý khi mở nhà thuốc.
Đây được coi là một trong những yếu tố cực quan trọng để mở nhà thuốc, vậy muốn tạo sự khác biệt khi mở nhà thuốc thì bạn cần phải chuẩn bị những gì:
- Có định hướng rõ ràng trong việc phát triển, tiếp cận khách hàng. Xây dựng kế hoạch dài hạn và kế hoạch ngắn hạn, dự trù tài chính và các rủi ro trong kinh doanh.
- Xác định phân khúc khách hàng để lựa chọn đúng sản phẩm, tìm kiếm mặt bằng kinh doanh.
- Lên kế hoạch xây dựng nhà thuốc, thiết kế và chuẩn bị kế hoạch bán hàng.
- Xây dựng kế hoạch để tiếp cận và thu hút khách hàng đến với nhà thuốc.
- Thống kê, phân loại khách hàng.
- Xây dựng quy trình chuẩn trong khâu chăm sóc, thăm hỏi và tri ân các khách hàng đã mua tại nhà thuốc mình.
- Đánh giá, thống kê hiệu quả sự tăng trường theo từng tháng.
Trên đây là một số lưu ý khi bạn muốn khởi nghiệp trong ngành kinh doanh Dược phẩm, các bạn có quan điểm thế nào hãy để lại comment trong bài viết để cùng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thảo luận và trao đổi nhé. Chúc các ban khởi nghiệp thành công.
Discussion about this post