Sự đẩy mạnh đầu tư các chiến lược Marketing đã đem đến những thay đổi mới cho ngành Y tế. Hãy cùng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP.HCM nhìn nhận lại thực trạng Marketing trong ngành Y tế ở Việt Nam một cách đầy đủ và đúng đắn nhất
- Bạn đã biết về tên Tiếng Anh của các khoa trong Bệnh viện?
- Nghề Dược: nhiều cơ hội nhưng cũng lắm thách thức

Tổng quan về tình hình Marketing Y tế hiện nay tại Việt Nam
Những vấn đề mà ngành Y đang gặp phải ở Việt Nam chủ yếu là: tốc độ tăng trưởng dân số đang ở mức cao; tốc độ đô thị hóa cũng đang gây chóng mặt, vượt tầm kiểm soát; mật độ dân số quá cao ở đô thị; môi trường bị ô nhiễm trầm trọng; vệ sinh an toàn thực phẩm đáng báo động; đội ngũ nhân viên y tế thiếu; chất lượng điều trị kém…. Do đó, bệnh tật đang gia tăng ở Việt Nam, tập trung nhất ở các thành phố lớn.
Ngành Dược đã nhập khẩu thuốc chữa bệnh từ Doanh nghiệp nước ngoài và hơn 120 nhà máy GMP sản xuất thuốc trong nước. Lĩnh vực cung cấp dược phẩm đang cạnh tranh khá gay gắt, đặc biệt là ở loại thuốc phổ thông. Marketing dược đã được các công ty trong nước quan tâm hơn từ những năm 2000. Tuy nhiên dịch vụ về khám và chữa bệnh hiện nay ở Bệnh viện vẫn quá tải, do đó các nhà quản lý Bệnh viện khá chủ quan khi cho rằng cơ sở của mình đông khách hàng. Đây là nguyên nhân khiến vấn đề Marketing vẫn chưa thực sự được chú trọng, nhất là đối với các Bệnh viện tuyến Huyện trở lên.

Hiện nay, các Bệnh viện tự do phải tự trang trả các chi phí, ít có được nguồn bệnh nhân từ bảo hiểm y tế. Hơn nữa giá dịch vụ lại cao hơn nên việc thu hút người bệnh đến điều trị là điều khó khăn hơn. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy với những Phòng khám, Bệnh viện tư lớn, làm ăn uy tín, chú trọng marketing thì có lượng bệnh nhiều hơn rất nhiều so với viện công. Marketing Y tế được hiểu là sự kết hợp giữa kiến thức về marketing cơ bản cùng với sự am hiểu về các lĩnh vực y tế, từ đó giúp đưa ra một chiến lược phù hợp cho sự thành công cho Bệnh viện, Doanh nghiệp,…
Có hai hướng Marketing trong ngành Y tế chủ yếu là marketing dược và marketing cho bệnh viện và phòng khám .
Tìm hiểu về Marketing Dược và Marketing cho Bệnh viện, Phòng khám
Marketing Dược
Một trong những vấn đề mà doanh nghiệp Dược mắc phải là sản phẩm đã từng bán rất tốt nhưng doanh số lại tụt giảm nhanh chóng. Hay ra sản phẩm mới, cũng chiến lược cũ mà lại không bán được, thậm chí khách hàng không thèm quan tâm đến sản phẩm đó của công ty…?

Nguyên nhân chung cho các vấn đề này là bởi vì tình trạng cạnh tranh quá cao, hơn nữa các sản phẩm để điều trị bệnh trên thị trường đều đã có. Có thể thấy cùng 1 dòng sản phẩm đã có tới hàng chục, thậm chí hàng trăm biệt dược cạnh tranh. Doanh nghiệp chỉ cần mất cảnh giác đã đủ nhìn thấy thị phần của mình tụt giảm rõ rệt. Đối với những biệt dược mới gia nhập thị trường lại lại càng khó khăn hơn nữa. Lúc này, Marketing (tiếp thị) mới giải quyết được tất cả những vấn đề đó.
Sản phẩm của các công ty có cùng hoạt chất, nồng độ, hàm lượng nhưng mình không bán được, như đối thủ lại sản xuất mà không đủ bán? Tất cả là vì đối thủ đã làm marketing tốt hơn mình.

Marketing Phòng khám, Bệnh viện
Hiện nay, ở những Bệnh viện công thì gần như chưa được chú trọng về Marketing, do những cơ sở này còn được bao cấp của nhà nước và hưởng lợi nguồn bệnh bảo hiểm y tế.
Tại miền Nam, các bệnh viện Nhà nước đều có nhân viên tư vấn cho những bệnh nhân và người nhà. Đây chính là điều làm tăng chất lượng dịch vụ của các Bệnh viện, thu hút tốt hơn bệnh nhân, thể hiện tư duy mới mẻ trong việc quản lý. Ở các Bệnh viện tư hay Phòng khám đã có quan tâm nhiều hơn tới marketing nhưng đôi khi quan niệm sai về marketing hoặc chưa hiểu hết công dụng của chiến lược. Một số nhà quản lý của các Cơ sở y tế lại xem marketing như là quảng cáo, và là nhiệm vụ của một vài người trẻ tuổi trong tổ chức của mình, không quan trọng và ai làm cũng đều được.

Trong khi đó, cũng không ít Bệnh viện tư lớn đã tổ chức phòng Marketing riêng, hoạt động bài bản, đó là tín hiệu tốt giúp cho ngành Y tế tăng lên về chất lượng dịch vụ. Thực tế cho thấy những tổ chức nào thực sự quan tâm đến Marketing sẽ lớn nhanh chóng mạnh. Ngược lại, nếu không quan tâm đến Marketing, công ty sẽ dễ phá sản hoặc hoạt động “dẫm chân tại chỗ”, thậm chí có thể thua lỗ.
Với sự bùng nổ của Internet, một số công ty và tổ chức đã quan tâm đến Marketing online cho Y tế như: sử dụng mạng xã hội để chia sẻ hình ảnh, video, lập các website, cổng thông tin về sức khỏe…. Đây là dấu hiệu tích cực, tính năng động cho ngành Y tế Việt Nam.
Marketing y tế thực chất là sự kết hợp giữa kiến thức marketing cơ bản với sự am hiểu về lĩnh vực y tế, từ đó đưa ra một chiến lược phù hợp. Tuy nhiên hai kết hợp này lại không dễ dàng và nó đòi hỏi tính khoa học cũng như sáng tạo cao.
Discussion about this post