Nội dung
- 1 Tôi có thể xử lý khi có máu không?
- 2 Tôi có phải là người biết lắng nghe không?
- 3 Tôi có thể đi, đứng trong khi làm việc trong nhiều giờ không?
- 4 Tôi có thể đồng cảm với người khác không?
- 5 Tôi có thể phân tích thông tin không?
- 6 Tôi có biết khi nào nên tuân theo các quy tắc không?
- 7 Tôi có phải là người giao tiếp tốt không?
- 8 Tôi có thể thích nghi với giờ giấc làm việc không cố định hay không?
- 9 Tôi có kỹ năng quan sát tốt không?
- 10 Tôi có thể quyết định ưu tiên không?
- 11 Bạn có thể điều chỉnh cảm xúc hay rút kinh nghiệm làm việc của bạn không?
Gần đây bạn đã nghĩ về tương lai của mình rất nhiều. Mặc dù bạn không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi “Bạn thấy mình ở đâu trong năm năm tới?” Nhưng bạn biết rằng, bạn mong muốn có một nghề nghiệp mà bạn có thể giúp đỡ người khác, và điều này làm bạn nghĩ tới ngành điều dưỡng.
- Thông tin tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng chính quy năm 2022
- Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM năm 2022 xét tuyển khối thi nào?
- Thông tin hồ sơ xét tuyển Cao đẳng Điều Dưỡng TPHCM năm 2022
Điều dưỡng có vẻ là một lựa chọn nghề nghiệp như bạn mong muốn. Nhưng thật khó khăn để bước vào ngành này khi bạn không biết rằng, liệu bạn có phù hợp với nghề điều dưỡng hay không? và bạn có thể trở thành một điều dưỡng giỏi không? thì danh sách 11 câu hỏi dưới đây giúp đánh giá năng khiếu của mình có phù hợp với sự nghiệp điều dưỡng.
Tôi có thể xử lý khi có máu không?
Theo các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cho biết, Câu hỏi cơ bản này là một vấn đề quan trọng để bắt đầu. Hầu hết các điều dưỡng đều nhìn thấy nhiều hơn đó là máu, nôn mửa, mủ và những điều không quá dễ chịu khi họ phải chăm sóc bệnh nhân. Các nhân viên điều dưỡng thường sẽ rút máu, thay đổi băng vào vết thương và có mặt trong các thủ tục liên quan đến máu, như chuyển dạ và sinh nở hoặc phẫu thuật. Nếu suy đến máu khiến bạn choáng, buồn nôn, thì một trong những công việc khác trong ngành y mà không có máu có thể phù hợp hơn với bạn.
Tôi có phải là người biết lắng nghe không?
Một trong những công việc chính của y tá là lắng nghe bệnh nhân của họ. “Nếu bạn không lắng nghe, bạn có thể bỏ lỡ một chẩn đoán quan trọng, một can thiệp quan trọng hoặc một biến chứng quan trọng”, Deonne Brown Benedict, một tá tại Charis Family Clinic chia sẻ. Các y tá thường làm việc trực tiếp với bệnh nhân nhiều nhất vì họ là người chăm sóc, hỗ trợ cho bệnh nhân. Để làm tốt nhiệm vụ của mình, một y tá phải biết lắng nghe và sẵn sàng trả lời các câu hỏi hoặc có một số cuộc nói chuyện chia sẻ dài hơn.
Tôi có thể đi, đứng trong khi làm việc trong nhiều giờ không?
Điều dưỡng là một công việc đòi hỏi thể chất, từ nâng và chuyển bệnh nhân đến hối hả qua lại giữa các phòng bệnh nhân. Các điều dưỡng phải di chuyển bằng chân. Không có gì ngạc nhiên khi sức chịu đựng thể chất là một trong những yêu cầu đối với người điều dưỡng. Như vậy bạn có thêm một lưu ý đó là: Bạn nên thoải mái đứng hoặc đi bộ hàng giờ nếu bạn nghiêm túc về sự nghiệp điều dưỡng.
Tôi có thể đồng cảm với người khác không?
Những điều dưỡng tốt có thể đồng cảm không chỉ với bệnh nhân của họ mà còn với các đồng nghiệp của họ. Thực tế bạn không cần phải đồng ý với mọi người hay thậm chí là tất cả những gì mà các bệnh nhân chia sẻ hay yêu cầu, nhưng bạn phải có khả năng tự đặt mình vào tình huống của họ và hành động vì lợi ích tốt nhất của họ.
Tôi có thể phân tích thông tin không?
Khi làm việc với bệnh nhân, các y tá nghe thấy một loạt các triệu chứng và lịch sử y tế phức tạp suốt cả ngày. Đó là thông qua việc phân tích những thông tin khác nhau mà có thể chưa tìm thấy qua việc chẩn đoán . “Những gì bệnh nhân đang chia sẻ thì đâu là yếu tố chính và đâu là những yếu tố phụ, tác dụng phụ từ một loại thuốc, một căn bệnh mới không được chẩn đoán, các triệu chứng tồi tệ hơn hay bạn cần thêm thông tin?” Bác sĩ Benedict nói. Các điều dưỡng cần các kỹ năng phân tích mạnh mẽ để giải thích thông tin đó và xác định các bước hành động tốt nhất.
Tôi có biết khi nào nên tuân theo các quy tắc không?
“Các y tá đấu tranh để cân bằng giữa các quy định so với suy nghĩ độc lập”. Trong ngành y tế chứa đầy các quy trình và quy tắc, mục đích của họ là phục vụ và tăng cường chăm sóc bệnh nhân. Mỗi khoa sẽ có các quy định cho các điều dưỡng làm việc để tuân theo. Điều đó có nghĩa là bệnh nhân là tình huống phức tạp và đặc biệt xảy ra. Đôi khi tuân thủ các quy tắc hoặc hướng dẫn cứng nhắc có thể không phải là cách hành động tốt nhất. Các điều dưỡng cần các kỹ năng tư duy quan trọng để biết sự khác biệt và biết khi nào một vấn đề có thể cần phải được xử lý cấp bách “Nó có thể linh hoạt để có ưu tiên làm những gì phù hợp với bệnh nhân”.
Tôi có phải là người giao tiếp tốt không?
Các điều dưỡng là một phần quan trọng của đội ngũ y tế phục vụ bệnh nhân và mọi nhóm đều cần kỹ năng giao tiếp mạnh mẽ để hoạt động. Họ có thể tham khảo ý kiến các chuyên gia y tế, chuyên gia tâm lý về bệnh nhân để ngăn ngừa mắc lỗi và giữ cho bệnh nhân thoải mái và cải thiện chất lượng chăm sóc chung.
Tôi có thể thích nghi với giờ giấc làm việc không cố định hay không?
Các ca làm việc đến mười hai giờ đêm, hoặc trực đêm cuối tuần và ngày lễ là rất phổ biến cho lịch trình làm việc trong ngành điều dưỡng. Lịch làm việc này có thể là phù hợp cho một số người, đặc biệt là nếu họ đang quan tâm đến việc kiếm được nhiều tiền hơn, chênh lệch với mức lương cố định thì họ vui vẻ nhận thêm giờ. Nhưng nếu bạn thích một lịch trình cố định có thể dự định riêng tư các ngày lễ, thì điều dưỡng có thể không phù hợp với bạn.
Tôi có kỹ năng quan sát tốt không?
Theo các bạn Điều dưỡng viên tại một trường Cao đẳng Y Dược cho hay một phần quan trọng khác trong công việc của điều dưỡng đó là chú ý đến bệnh nhân. Các điều dưỡng cần theo dõi chặt chẽ mọi thứ từ các dấu hiệu quan trọng và huyết áp đến chế độ ăn uống và hoạt động thể chất của bệnh nhân. Họ cũng phải tìm kiếm các tác dụng phụ từ thuốc và dấu hiệu cho thấy bệnh nhân đang trở nên tồi tệ hơn hay tốt hơn. Một trong những thay đổi này không phải lúc nào cũng rõ ràng từ cái nhìn đầu tiên, vì vậy nó cần có những giác quan sắc bén để nắm bắt khi có điều gì đó có vẻ bất thường của bệnh nhân.
Tôi có thể quyết định ưu tiên không?
Các điều dưỡng chăm sóc cho nhiều bệnh nhân cùng một lúc, điều đó có nghĩa là họ thường bị phân tâm nhiều hướng cùng một lúc. Điều gì nên đến trước: thăm hỏi một bệnh nhân đau đớn hay giúp đỡ một bác sĩ chỉ gọi cho bạn? có thể bạn sẽ khó xử khi gặp tình huống này, nhưng nếu bạn có thể giữ bình tĩnh và ưu tiên, bạn có thể có những hành động tuyệt vời của một điều dưỡng.
Bạn có thể điều chỉnh cảm xúc hay rút kinh nghiệm làm việc của bạn không?
Chia sẻ từ một bạn sinh viên Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cho biết, trong suốt ngày làm việc của bạn với tư cách là một điều dưỡng, bạn sẽ trực tiếp gặp nhiều tình huống vì sự không hợp tác, sự không hài lòng, sự than vãn, sự giận dữ… Sự ổn định cảm xúc là một kỹ năng quan trọng để tạo ra động lực và duy trì tâm trạng tốt để làm việc trong thời gian dài.Tự chăm sóc là một trong những điều quan trọng nhất đối với các điều dưỡng. Nếu bạn không chăm sóc bản thân, bạn không thể giúp đỡ người khác. Nếu không điều dưỡng khó có thể giữ cân bằng cảm xúc lành mạnh.
Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bệnh viện thẩm mỹ gangwhoo
Discussion about this post