Sáng nay 25/6, các sĩ tử đã bước vào thi môn đầu tiên là Ngữ Văn. Nhiều người đánh giá đề thi có mức độ phân hóa cao năng lực của học sinh với việc chú trọng nhiều vào mức độ vận dụng ở người học.
Đề thi môn Ngữ văn trong Kì thi THPT Quốc gia năm 2018 được nhiều người đánh giá là khá hay, đặc biệt là phân hóa được năng lực thí sinh.
Tuy nhiên một số người cũng nhận xét với mức độ câu hỏi và thời gian làm bài 120 phút, thí sinh sẽ khó ăn điểm cao từ mức 7-8 điểm.
Phần đọc hiểu chủ yếu là các câu hỏi nằm ở mức độ thông hiểu, thí sinh không cần mất quá nhiều thời gian cho phần này.
Với phần 2 là phần Làm văn chiếm 7 điểm. Câu NLXH hỏi về trách nhiệm đánh thức tiềm lực đất nước, thí sinh có thể vận dụng hiểu biết của mình để giải quyết, câu này cũng được đánh giá là vừa sức. Câu NLVH lại “vừa quen vừa lạ”, đặc biệt khái niệm “cách nhìn hiện thực” khá khó đối với học sinh. Để làm rõ quan niệm về hiện thực giữa hai tác giả thuộc hai trào lưu, khuynh hướng sáng tác khác nhau không chỉ đòi hỏi phải có một cái nhìn đa chiều về sự vận động của tiến trình phát triển văn học dân tộc, nhất là ở mảng văn xuôi mà còn phải nắm chắc được những khái niệm cơ bản của lí luận văn học về quá trình sáng tạo và tiếp nhận. Vì thế có thể nói câu này là câu phân hóa rất cao.
Sau đây, Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP.HCM sẽ gửi đến các em học sinh và quý phụ huynh gợi ý đáp án môn Ngữ văn THPT Quốc gia 2018:
Phần I: ĐỌC HIỂU
Câu 1: Đoạn trích được viết theo thể thơ tự do.
Câu 2: Trong đoạn trích, tác giả đã nhắc đến những yếu tố về tiềm lực tự nhiên của đất nước gồm đất đai, khoáng sản, châu báu, núi non, thềm lục địa, biển (bể), rừng, phù sa, sông.
Câu 3: Hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi tu từ trong đoạn trích:
– Gợi suy nghĩ, nhận thức về thực trạng sử dụng tiềm lực tự nhiên của đất nước.
– Nhắc nhở con người về việc sử dụng tiềm lực tự nhiên của đất nước.
– Tác giả thể hiện niềm tự hào trước những tiềm lực tự nhiên của đất nước nhưng đồng thời cũng bộc lộ những trăn trở, suy tư, lo nghĩ về việc sử dụng, phát huy những tiềm lực đó.
Câu 4: Học sinh nêu rõ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình, lí giải hợp lí, thuyết phục về việc sử dụng tiềm lực trong thực tiễn hiện nay.
Phần II: LÀM VĂN
Câu 1:
* Xác định yêu cầu cần nghị luận
Sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi cá nhân trong cuộc sống hiện nay.
* Nội dung:
– Giải thích:
+ Sứ mệnh là nhiệm vụ quan trọng, thiêng liêng của mỗi con người.
+ Tiềm lực là những sức mạnh tiềm tàng.
+ Sứ mệnh đánh thức tiềm lực là nhiệm vụ quan trọng của mỗi người về việc khơi dậy, phát huy những sức mạnh của dân tộc về môi trường tự nhiên của đất nước.
– Học sinh trình bày quan điểm, suy nghĩ của mình về sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi cá nhân, có thể làm theo hướng sau:
+ Có ý thức về tình trạng tiềm lực của đất nước, con người Việt Nam.
+ Đối với môi trường tự nhiên: Trân trọng, giữ gìn và bảo vệ giá trị thiên nhiên như rừng, biển và các giá trị khoáng sản, đất đai,…
+ Đối với môi trường kinh tế – văn hóa: Phát triển kinh tế – xã hội ngày càng giàu đẹp, bồi dưỡng vẻ đẹp văn hóa, hướng tới quan hệ quốc tế….
Câu 2:
Thực ra câu NLVH không hề khó, nó tương đương với việc: phân tích 2 phát hiện của Phùng, từ đó liên hệ đoàn tàu.
Để làm rõ quan niệm về hiện thực giữa hai tác giả thuộc hai trào lưu, khuynh hướng sáng tác khác nhau không chỉ đòi hỏi phải có một cái nhìn đa chiều về sự vận động của tiến trình phát triển văn học dân tộc, nhất là ở mảng văn xuôi mà còn phải nắm chắc được những khái niệm cơ bản của lí luận văn học về quá trình sáng tạo và tiếp nhận. Vì thế có thể nói câu này là câu phân hóa rất cao.
Discussion about this post