Ngành Dược đang ngày càng được quan tâm nhiều hơn trong những năm gần đây. Tuy nhiên để thành công trong ngành Dược cần đến sự giúp sức của Marketing Online.
- Bất ngờ những công việc “hái ra tiền” sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Dược
- 5 Bí mật giúp bạn tạo sự khác biệt khi khởi nghiệp mở nhà thuốc
- Bật mí 22 điều cần phải biết nếu chọn nghề Điều dưỡng

Hiện nay cùng với sự phát triển của các thiết bị số, con người càng thông minh và nắm bắt thông tin nhanh nhạy hơn. Theo thống kê cho thấy số lượng người dùng mạng xã hội và tiếp cận với các thiết bị thông minh đang gia tăng nhanh. Vì vậy, các doanh nghiệp nếu biết tận dụng cơ hội này, triển khai chiến lược marketing hiệu quả thì sẽ tiếp cận được rất nhiều khách hàng tiềm năng, phát triển kinh doanh góp phần tăng thị phần của mình trong xã hội.
Tuy nhiên, trước khi đi vào từng kênh marketing chúng ta hãy cùng tìm hiểu đặc thù ngành Dược để có định hướng nhất định cho chiến lược Marketing của lĩnh vực này nhé!
Phân tích về đặc điểm ngành Dược
– Do đặc thù là mặt hàng liên quan mật thiết đến sức khoẻ của người bệnh nên ngành Dược cũng bị giới hạn khá nhiều trong việc đăng tải thông tin trên internet. Đối với Google Adwords nếu muốn quảng cáo bán thuốc thì chắc chắn phải có các nội dung như bằng chứng nhận, kết quả nghiên cứu,.. để gia tăng sự tin cậy đối với người dùng. (Ví dụ như trị dứt điểm chỉ sau 7 ngày, khỏi bệnh sau 50 năm nhờ dùng thuốc..). Bên cạnh đó những từ khoá Thực phẩm chức năng liên quan đến ung thư và loại bệnh cũng không được duyệt chạy quảng cáo và Remarketing.
– Ngoài ra, theo thống kê của CIMIGO tại Việt Nam còn cho thấy số lượng người sử dụng internet để tìm hiểu nguyên nhân, chẩn đoán bệnh chiếm tới 20% người dùng internet thay vì đi thăm khám tại bệnh viện.
Thông thường họ sẽ tìm kiếm theo 2 hướng.
- Một là theo tình trạng bệnh, dấu hiệu để chẩn đoán xem đó là bệnh gì
- Hai đó là theo các loại sản phẩm được người khác chỉ để tìm hiểu thêm về công dụng, chức năng, đánh giá từ chuyên gia và phản hồi của những người đã dùng qua sản phẩm.
Tuy nhiên, dù tìm hiểu theo cách nào thì mục đích của khách hàng vẫn là hướng tới các lợi ích từ sản phẩm đó mang lại thay vì bao bì, nhãn mác hay kênh phân phối.
Từ việc phân tích hành vi người tiêu dùng, chúng ta sẽ xác định 5 kênh marketing hiệu quả để áp dụng cho lĩnh vực Dược bao gồm:
1. Website
Đây chính là xương sống của một chiến dịch marketing. Đó cũng như ngôi nhà của bạn. Mọi thông tin đều phải dẫn về Website để tăng tỉ lệ chuyển đổi chốt sales thành công.

*Các bước để xây dựng một Website để marketing Dược thành công bao gồm như sau:
- Đặt tên miền Website: Với mỗi một loại dược phẩm hãy tạo ra các tên miền riêng. Ví dụ như sản phẩm của bạn chữa bệnh lý xương khớp thì có thể tạo các tên miền như benhlyxuongkhop.net, chữa bệnh hệ tiêu hoá thì tạo tên miền như benhhetieuhoa.com ,.. Đặc biệt, nên tập trung tư vấn một loại bệnh thay vì tư vấn quá nhiều loại bệnh trên cùng một Website sẽ khiến loãng nội dung và giảm sự quan tâm của khách hàng. Vì khách hàng thường có xu hướng chú ý đến các trang Website chuyên ngành đặc trị một loại bệnh hơn là chữa nhiều loại bệnh khác nhau.
- Thiết kế Website đối với Marketing ngành Dược: Doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm cần đồng nhất với bộ nhận diện thương hiệu của hãng như logo, slogan, màu sắc chủ đạo…Việc này sẽ giúp khách hàng nhỡ rõ hơn về hình ảnh thương hiệu của Doanh nghiệp mình. Đặc biệt, bố cục Website cần được trình bày ngắn gọn, rõ ràng để khách hàng dễ dàng tra cứu, cần chú trọng đến các mục Cảm nhận khách hàng, Hotline tư vấn, đánh giá của Chuyên gia và Khung chat trực tiếp..
*Về nội dung của Website các nhãn hàng Dược phẩm cần chú ý đến các yếu tố sau:
- Chú trọng đến các nội dung hữu ích như triệu chứng bệnh, nguyên nhân, cách khắc phục, thói quen sống,.. vì đây là các nội dung khách hàng mong muốn thấy khi chủ động tìm kiếm trên Internet.
- Không quảng cáo quá lộ liễu, hãy khéo léo chèn logo Doanh nghiệp vào hình ảnh và thông tin sản phẩm thật thông minh. Hãy giúp khách hàng nhận được nhiều thông tin hữu ích và sau đó họ sẽ chủ động tìm đến sản phẩm của bạn.
- Nên đăng các Giấy chứng nhận, đánh giá của chuyên gia đầu ngành về sản phầm, hình ảnh đội ngũ Y bác sĩ nhiều kinh nghiệm, để tăng độ tin cậy cho khách hàng.
- Đặc biệt, khách hàng thường có xu hướng tin tưởng và tìm hiểu nhiều về các review của khách hàng cũ đã sử dụng sản phẩm nhiều hơn. Do đó, doanh nghiệp nên thường xuyên đăng tải các bài cảm nhận, clip phỏng vấn khách hàng đã khỏi bệnh sau khi dùng sản phẩm để tạo được lòng tin từ phía khách hàng mới.
- Thiết kế Website phải chuẩn SEO, đăng tải bài viết Chuẩn SEO để dễ dàng SEO và tăng tỉ lệ chuyển đổi thành công.
- Đặc biêt, để nội dung tập trung hơn thì mỗi Dược phẩm hãy tạo 1 Website về loại dược phẩm đó và từ 2 site vệ tinh để dẫn về Website chính.
2. Công cụ tìm kiếm Google: Google Ads và SEO
Theo chia sẻ của a Phạm Thế Dương – chuyên viên Adwords Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho thấy hiện nay có tới 80% người dùng sử dụng kênh Google Search khi tìm hiểu thông tin chữa bệnh hữu ích. Do đó, doanh nghiệp tuyệt đối không thể bỏ qua công cụ này khi xây dựng chiến lược Marketing Dược.

Các bạn cần chú ý đến những lưu ý sau đây:
- Trước tiên, để tăng lượng truy cập, hãy xây dựng một hệ thống câu hỏi liên quan về bệnh đế khi người dùng Search google sẽ hiện ra câu trả lời trên Website của chúng ta.
- Hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng để hiểu họ mong muốn điều gì
- Tăng tính thuyết phục bằng cách đưa ra các bài viết người thật, việc thật, chia sẻ của bệnh nhân sau khi dùng khỏi.
3. Youtube
Sau Google Adwords, Youtube là kênh Marketing cực kỳ hiệu quả mà chúng ta không thể bỏ qua khi xây dựng chiến lược Marketing. Đặc biệt, trong thời kỳ thịnh hành của Smartphone như hiện nay thì chỉ cần một vài thao tác đơn giản là khách hàng có thể truy cập Youtube để tìm hiểu về căn bệnh của mình.

Về nội dung đăng lên Youtube của Marketing Dược: Chúng ta cần đăng các nội dung về lời khuyên của bác sĩ, phản hồi của khách hàng cũ sau khi sử dụng sản phẩm, giải thưởng, giấy chứng nhận..
4. Facebook: Xây dựng Fanpage và Group
* Về Fanpage đối với Marketing ngành Dược:
- Cần đặt tên Fanpage liên quan đến bệnh, tên và slogan của nhãn hàng.
- Nên phát triển Fanpage theo hướng trang chia sẻ thông tin hữu ích cho cộng đồng thay vì chỉ chăm chăm vào bán hàng. Đăng tải các phản hồi tốt từ khách hàng, video tư vấn của bác sĩ sẽ giúp gia tăng độ tin tưởng của khách hàng đối với Fanpage của doanh nghiệp bạn.
* Xây dựng Group: Hãy tạo ra nhiều Group bao gồm những người có quan tâm đến căn bệnh và chia sẻ kiến thức chữa bệnh. Trong đó bạn hãy khéo léo chèn thông tin quảng cáo sản phẩm.
Ngoài ra, về mảng Fanpage hãy tạo ra các Fanpage kết nối những người có cùng sự quan tâm đối với dược phẩm của mình. Từ đó, sẽ giúp bạn tiếp cận được khách hàng mục tiêu một cách thường xuyên, tăng tỉ lệ chuyển đổi thành công.

5. PR Online
Bên cạnh các công cụ trên thì sử dụng PR Online cũng là giải pháp hữu hiêu để thực hiện Marketing Dược phẩm cực kỳ hiệu quả.
Hãy tạo ra các sự kiện bên lề như kết hợp với các bệnh viện, Dược sĩ và các Y bác sĩ kiểm tra sức khoẻ, khám và phát sản phẩm hoặc mẫu thử sample miễn phí.. Điều này sẽ tạo nên hiệu ứng cộng đồng giúp tăng độ tin cậy và người tiêu dùng sẽ ấn tượng hơn với sản phẩm cũng như thương hiệu của bạn.
Như vậy, trong thời buổi xã hội hoá hiện nay nếu như doanh nghiệp tận dụng Marketing vào lĩnh vực kinh doanh thuốc của mình thì hiệu quả mang lại sẽ cực kỳ bất ngờ.
Biết cách nắm bắt thời cơ, dành thời gian nghiên cứu thị trường, đối thủ và hiểu rõ các công cụ kinh doanh marketing trên đây sẽ giúp doanh nghiệp triển khai chiến dịch thành công góp phần gia tăng doanh số nhanh chóng.
Discussion about this post