Mỗi bệnh nhân sau khi được chữa khỏi bệnh thì các Bác sĩ, Điều dưỡng viên được “kể công” nhiều nhất. Tuy nhiên để có được thành công đó phải kể đến công sức của rất nhiều người, tiêu biểu có thể kể đến các Kỹ thuật viên X-Quang với đóng góp thầm lặng.
- Học Y Dược không lo thất nghiệp khi ra trường.
- Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề Y như thế nào?
- Ước mơ trở thành sinh viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh.

Kỹ thuật viên X-Quang là người được đào tạo để tạo ra hình ảnh của các bộ phận trong cơ thể bằng kỹ thuật X-Quang hoặc các kỹ thuật khác như chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ, siêu âm, ghi hình đồng vị phóng xạ… giúp các Bác sĩ chẩn đoán, theo dõi và điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất. Trong một số trường hợp đặc biệt thì những người KTV X-Quang còn trợ giúp các Bác sĩ chuyên ngành để thực hiện các kỹ thuật hình ảnh can thiệp đảm bảo sự chính xác và an toàn phóng xạ phục vụ cho điều trị của người bệnh. Đối với người KTV X-Quang nói chung và Kỹ thuật viên hình ảnh nói chung không những phải có đạo đức nghệ nghiệp tốt mà cần phải có khả năng làm việc độc lập, kỹ năng làm việc theo nhóm và luôn luôn mong muốn nâng cao kiến thức của mình bằng việc tự học.
Những người lựa chọn theo nghề X-Quang đều tự ngầm hiểu với nhau rằng một khi đã lựa chọn nghề này đều không có được danh tiếng, cũng như thu nhập không thể so sánh được với các bộ phận khác như Bác sĩ, điều dưỡng viên, Dược sĩ… Điều an ủi duy nhất của họ, những người mà hàng ngày tiếp xúc với tia phóng xạ là được hưởng chế độ độc hại theo quy định của Nhà nước, được nghỉ sớm hơn các khoa khác một tiếng. Tuy nhiên không ít những KTV X-Quang sau khi kết thúc giờ làm lại nhanh chóng nhận trực ca đêm cho bệnh nhân cấp cứu. Có thể nói công việc của những người KTV rất thầm lặng nhưng lại cực kì quan trọng trong điều trị và chữa bệnh.
“Làm bạn” với tia phóng xạ độc hại
Đối với những người bình thường thì đều có rất nhiều lo lắng khi phải đứng trước những tia phóng xa bắn ra từ các máy chụp x-quang hoặc cắt lớp vi tính vì đều biết những nguy hại của tia phóng xạ đối với sức khoẻ của mình. Các kỹ thuật viên X-Quang nói riêng hang ngày phải tiếp xúc rất nhiều với các tia X độc hại, tuy nhiên do đặc thù công việc nên ít nhiều những KTV này đều bị “trơ” khi tiếp xúc với các tia này, và cảm giác sợ hay cảm giác nguy hiểm cũng đã giảm dần đi rất nhiều theo thời gian làm việc.
Theo như giảng viên Vũ Lê Nhật Thành – giảng viên chuyên ngành Chẩn đoán Hình ảnh đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết ngành chẩn đoán hình ảnh đã có nhiều tiến bộ rất lớn, nhất là đối với các máy móc tại các phòng chụp chiếu. Từ khi còn những chiếc máy rửa phim bằng tay trong buống tối kin như bưng tưởng chừng như ngạt thở cho tới nay đã có những máy móc hiện đại hơn và thực hiện công việc tự động hơn. Giảng viên Thành khẳng định “Với những thay đổi ngày càng tiến bộ của máy móc đã góp phần giúp công việc nhanh hơn, cho kết quả chính xác hơn mà còn góp phần làm giảm thiểu rủi ro nghề nghiệp”.

Ai cũng nghĩ công việc của người KTV X-Quang là nhàm chán, tuy nhiên sự thực lại không phải như thế. Theo như giảng viên Thành thì “í tai làm việc, tiếp xúc nhiều với tia phóng xạ hang ngày mà tự hào nói mình giỏi cả, bởi sức đề kháng ngày càng tang do ăn tia nhiều nên khỏi hết bệnh”. Những hôm nào có lịch trực 24/24 thì thời gian đứng máy đã bao trọn cả ngày, các an hem chỉ tranh thủ chốc lát thay nhau ăn cơm rồi lại tiếp tục công việc của mình.
Công việc của một người KTV X-Quang vốn thầm lặng, chịu khá nhiều thiệt hòi tuy nhiên nhận được sự đồng cảm từ gia đinh và đồng nghiệp đã khiến cho những người KTV có thật nhiều động lực để tiếp tục gắn bó và cống hiến với công việc này.
Để có thể theo học ngành Chẩn đoán hình ảnh để trở thành một Kỹ thuật viên X-Quang giỏi chuyên môn, giàu y đức các bạn có thể nộp hồ sơ theo địa chỉ:

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur CS TP Hồ Chí Minh
Địa chỉ : Số 73 Văn Cao – Phường Phú Thọ Hòa – Quận Tân Phú – TP Hồ Chí Minh
Website chính thức : https://caodangyduocpasteurtphcm.edu.vn/
HOTLINE tư vấn tuyển sinh : 0996.303.303 – 0886.303.303
Discussion about this post