Nội dung
Lấy máu tĩnh mạch là công việc bắt buộc của những ai làm Kỹ thuật viên Xét nghiệm. Công việc này tưởng chừng như đơn giản nhưng nhiều khi thực sự lại rất khó
Theo giảng viên Khoa Xét nghiệm Cao đẳng Y Dược Pasteur TP.HCM, sinh viên Cao đẳng Xét nghiệm cần phải biết kỹ năng lấy máu tĩnh mạch bởi đây là công việc bắt buộc của những ai làm nghề này. Thao tác này khó bởi nhiều khi bệnh nhân không hợp tác hoặc là mạch của bệnh nhân quá khó để lấy, trong khi thời gian thực hiện lấy máu bệnh nhân không dài. Hôm nay mình xin chia sẻ những kinh nghiệm của mình trong lấy máu tĩnh mạch. Sau đây, Trường Cao đẳng Y Dược TP.HCM chia sẻ cho bạn cách khắc phục khó khăn khi thực hiện lấy máu tĩnh mạch:
1. Chuẩn bị tâm lý của Kỹ thuật viên
Thực tế việc chuẩn bị tâm lý của Kỹ thuật viên Xét nghiệm vô cùng quan trọng, nó quyết định đến 70% sự thành công của công việc. Rõ ràng, bạn không thể lấy máu tốt khi tâm lý của bạn đang có vấn đề, đây là điều tối kị trong phong cách làm việc của dân Y Dược.
Như vậy trước khi lấy máu, bạn nên tự chuẩn bị tâm lý cho mình thật tốt, hãy tự tin là mình sẽ làm được. Việc bạn nên làm là xác định tâm lý rằng mình phải lấy được nếu không sẽ không có ai giúp mình.
2. Chú ý tâm lý của bệnh nhân
Tâm lý của bệnh nhân ở buổi lấy máu cũng quan trọng không kém, quyết định việc lấy máu có thành công hay không. Do đó, bạn hãy giải thích rõ ràng với bệnh nhân những công việc và sự chuẩn bị của bệnh nhân để họ có thể thoải mái và hợp tác tốt. Nếu như bệnh nhân quá sợ hãi sẽ, làm co mạch thì sẽ gây khó khăn khi xác định ven hoặc gây chệch ven. Đặc biệt, đối với bệnh là trẻ em thì sự năng động hoặc tâm lý sợ hãi sẽ khiến các bé thường khóc và không hợp tác. Khi đó Kỹ thuật viên Xét nghiệm nên giải thích cho phụ huynh của trẻ để họ phối hợp dỗ dành trẻ. Như vậy đầu tiên, để lấy được máu tốt thì bạn cần có sự hợp tác của bệnh nhân qua việc giải thích rõ ràng cho họ.
3. Sẵn sàng các dụng cụ để lấy máu tĩnh mạch
Trước khi lấy máu, hãy chắc rằng moi dụng cụ đều đã sẵn sàng. Việc thiếu sót bất cứ một dụng cụ nào đó có thể gây cản trở quá trình lấy hoặc, hoặc nguy hại hơn, làm vết đâm bị nhiễm khuẩn. Điều đó cũng cho thấy bạn là người thiếu tính chuyên nghiệp Không nên để thiếu dụng cụ trong khi lấy vì sẽ khó xử lý và bệnh nhân thấy bạn thiếu tính chuyên nghiệp.
Hãy nhớ luôn luôn đeo găng tay. Điều đó sẽ vừa đảm bảo sạch sẽ, vừa bảo vệ sức khỏe của bạn nếu như máu của người bệnh nhiễm HIV dây vào tay. Về kim lấy máu nhiều Bác sĩ khuyên dùng kim to cỡ 23G để có thể lấy máu dễ hơn, nhanh hơn và ít gây vỡ hồng cầu. Tuy nhiên đối với trẻ nhi thì bạn chỉ nên dùng kim 20G để lấy bằng riêng đầu kim mà không dùng bơm.
4. Vị trí lấy máu tĩnh mạch
Hãy luôn nhớ là chọn những mạch nổi rõ nhất để lấy. Bạn có thể chọn tĩnh mạch giữa của tĩnh mạch M nếp lằn khuỷu tay để lấy là dễ nhất. Vì ở vị trí đó, mạch thường to và chắc chắn nhất. Tuy nhiên với những người không thấy mạch ở vị trí đó thì hãy kiểm tra cả hai tay. Trong trường hợp vẫn không xác định được thì hãy chuyển xuống mu bàn tay hoặc là phần cổ tay… đó là những vị trí mà bản thân mình thường lấy nhất. Nếu vẫn không thể xác định được, hãy khuyên bệnh nhân vận động nhẹ cánh tay. Đối với bệnh nhân nhi thì có một mẹo đó là bạn chọn vị trí ở mu bàn tay hoặc là mu bàn chân.
6. Trong khi thực hiện thao tác lấy máu
Sau khi xác định được mạch, bạn hãy sát khuẩn và tiến hành lấy máu tĩnh mạch.
Để thực hiện, bạn đưa kim nhanh qua da sau đó đưa chậm đần đến vị trí mạch. Nếu như đẩy kim nhanh quá thì rất dễ xuyên mạch, gây vỡ mạch của bệnh nhân sau lấy. Khi kim đã vào mạch thì bạn nên rút máu chậm và đều tay. Việc này có lợi ích là:
– Không bị vỡ hồng cầu do áp lực lớn.
– Không gây hiện tượng co mạch đột ngột, vì nhiều nhiều bệnh nhân có mạch máu khá mỏng thì khi bạn rút nhanh và đột ngột mạch máu sẽ co chặt lại ngay vị trí lấy khiến không thể hút được máu ra.
Một điều vô cùng quan trọng đó là phải cố định kim, đảm bào tuột kim khỏi lòng mạch. Đặt kim ở vị trí cố định trong suốt quá trình lấy máu, không đẩy sâu hơn hoặc rút lại.
Sau khi lấy đủ lượng máu hãy rút kim ra nhanh. Nhớ đặt bông trước khi rút kim để tránh máu trào ra ngoài gây tâm lý hoang mang cho bệnh nhân. Dặn bệnh nhân là giữ bông nhẹ nhàng mà không nên day bông hoặc gấp tay lại vì có thể gây vỡ mạch.
Nếu bạn không chọc đúng mạch hoặc không thể rút được máu ra thì đừng quá lo lắng, hãy cố gắng điều chỉnh lại kim một cách nhẹ nhàng. Sau tối đa 3 lần điều chỉnh lại kim mà không được hãy rút kim ra và lấy lại ở vị trí khác. Nhớ phải xin lỗi và an ủi bệnh nhân để xoa dịu tâm lý của họ và bình tĩnh lấy lại.
Trên đây là một vài kinh nghiệm mà sinh viên Cao đẳng Xét nghiệm có thể áp dụng để sẵn sàng cho kỳ thực tập lâm sàng sắp tới của mình. Chúc bạn sẽ có được thành công như mong đợi.
Discussion about this post