Nội dung
Trong Y tế, sử dụng kim luồn ngoại vi là phương pháp truyền tĩnh mạch với việc đặt loại kim làm bằng ống nhựa dạng mềm, luồn vào trong lòng của tĩnh mạch.
- Trường đào tạo Cao đẳng Điều dưỡng chất lượng năm 2019 ở đâu TP.HCM
- Xét tuyển Cao đẳng Điều dưỡng Pasteur TP.HCM năm 2019 khối nào?
Là một sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng, bạn cần phải biết một trong những kĩ thuật quan trọng trong thuộc về chuyên môn của bản thân, đó là sử dụng kim luồn ngoại vi. Sau đây , Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP.HCM sẽ chia sẻ kinh nghiêm tới các bạn sinh viên là những Điều dưỡng viên tương lai những kỹ thuật rất quan trọng này.
Lưu ý cần thiết khi chọn Vein
Bạn nên ưu tiên những vein to, nổi rõ lên. Phải tránh lấy vein ở chỗ gập khuỷu, những nơi có vết tổn thương da, hoặc chỗ đã chích kim lâu ngày trước đó, chỗ bị phù nề. Ngoài ra tránh chích ở phần chi bị liệt hoặc có cầu tay chạy thận (nguyên nhân do khi chích vào cầu tay, máu ở đó có thể trào ra ồ ạt gây hậu quả nghiêm trọng).
Kỹ năng sát khuẩn
Thưc hiện sát khuẩn từ dưới lên, từ giữa – đi theo chỗ tiêm, sau đó sát khuẩn bên xa – bên gần, chiều rộng ra 5cm. Sát khuẩn theo hình xoắn ốc, xoắn từ trong ra ngoài với chiều rộng ra khoảng 5cm, đảm bảo cho đảm bảo vi khuẩn không đi từ vùng đã sát khuẩn trở vào vùng chưa sát khuẩn.
Tư thế luồn kim
Trước khi luồn kim, bạn cần chọn loại kim phù hợp với mạch của bệnh nhân. Khi thực hiện chích kim, Điều dưỡng viên có thể ngồi khi chích, cần lưu ý là không ngồi xổm hay đứng cúi người dễ gây mất thẩm mỹ. Ngoài ra, ngồi ghế để ngang giường bệnh, điều đó sẽ giúp bạn vừa dễ dàng thao tác, vừa tạo được khoảng cách phù hợp, thân thiện đối với bệnh nhân. Để thuận tiện cho thao tác, bạn có thể lót gối hoặc khối xốp thật chắc dưới vị trí chích hay kê ngang tầm tay.
Những thao tác không thể bỏ qua khi luồn kim
Phải thực hiện căng da tại vị trí chích: Khi căng da, Điều dưỡng viên dùng ngón cái của tay không thuận để căng thẳng xuống dọc theo đường vein, lưu ý là không được căng lệch sang sẽ rất dễ chích trật vein.
Đối với những người già, các thành mạch không còn được vững chắc, độ đàn hồi của tĩnh mạch giảm làm dễ vỡ mạch nên cần lưu ý căng da thật dứt khoát. Những người có tĩnh mạch chìm thì có thể cảm nhận vein bằng cách ấn xuống nhẹ nhàng, giúp vein nổi lên dễ thấy hơn. Có thể cho bệnh nhân gập duỗi khuỷu tay nhiều lần khi đã cột garrot để dồn máu về vein cần chích.
Kinh nghiệm chích
Kim được đặt kim góc độ so với da thấp 10 hoặc 15 độ để dễ dàng thực hiện, đồng thời giảm nguy cơ trật vein.
Với người già, do vein mỏng, dễ vỡ nên khi chích, bạn cần căng da dứt khoát và thao tác chích nhanh. Nếu như thấy máu không trào ra thì nên rút và chích lại.
Với trẻ em: vì mạch rất mỏng nên cần dùng loại kim thật nhỏ. Nên đặt góc độ thật thấp, đôi khi có thể gần ngang bằng mặt da, cần đẩy dứt khoát nhưng lại không quá nhanh, nếu kim đi lệch hoặc là bị đâm quá sâu vào phần thịt phía dưới thì rút ra kiểm tra sẽ không thấy có máu. Lưu ý, trước lúc chích cho bé, các bạn hãy sát khuẩn thật kỹ, và tìm vein kỹ, để có thể xác định đúng hướng đi của kim khi chích vào, điều này giúp giảm nguy cơ hư vein cho bé.
Khi thấy máu trào ra rồi, cần cố định đầu kim thật kỹ để khi rút nòng kim không bị tuột ra. Cũng có thể cố định bằng băng keo cá nhân hoặc 1 miếng gòn vô khuẩn rồi dán bằng urgo.
Kinh nghiệm khi rút lòng kim
Khi rút kim phải thao tác rút nhanh, dứt khoát, tránh làm đứt đoạn ống kim luồn, bởi nó sẽ trôi theo dòng máu, dẫn tới gây ra tắc mạch, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Nếu như thao tác rút không gọn gàng sẽ có thể khiến máu chảy và văng ra xung quanh,. Do đó để có thể tránh điều này, cần ước lượng vị trí đầu kim, rồi dùng 3 ngón tay hoặc là ngón tay cái chặn đè chặt vào vị trí đó (tuy nhiên không cần phải đè quá chặt, chỉ vừa đủ nhằm giữ máu không tiếp tục chảy ra là được). Tay còn lại rút nòng ra. Cũng nên tránh để máu dính trên nòng văng lung tung. Sau khi rút nòng xong thì gắn nối với dây dịch truyền rồi mới được thả ngón giữ ra.
Các thao tác khi cố định
Có thể che đầu kim bằng băng keo cá nhân, chú ý cố định chắc 2 cánh bướm, bởi nếu thực hiện không cẩn thận có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào.
Nếu có dây dịch truyền, muốn giữ cho dây không cọ sát vào da gây tổn thương, có thể lấy 1 miếng băng keo cuộn đặt lên dây dịch truyền, sau đó bóp sao cho dây dịch nằm gọn trong miếng băng keo. Sau đó dán 2 cánh thừa còn lại lên tay bệnh nhân sẽ đảm bảo chắc chắn và không bị cọ xát.
Tất cả các thao tác này cần thực hiện cố định gọn gàng, chắc tay và có thẩm mĩ.
Nếu bạn dự định theo ngành Điều dưỡng thì có thể nhận thấy rằng Điều dưỡng viên phải thực hiện tốt nhiều kỹ năng trong chăm sóc người bệnh. Vì vậy, nếu đam mê, thì hãy đừng ngần ngại và nỗ lực học hỏi, rèn luyện để trở thành điều dưỡng viên giỏi!
Discussion about this post