Nội dung
Nhiều Doanh nghiệp Dược đã sớm đầu tư Marketing Dược làm chiến lược phát triển để có được thành công trong nghề trước các giai đoạn phát triển của xã hội
1. Marketing 1.0: Thời đại của những phát minh thế kỷ, giúp cứu sống nhân loại
Nhắc đến thời kì này không thể không kể đến sự phát hiện ra Insulin trị tiểu đường của 2 Nhà sinh lý học là Fred Banting và Charles Best (thuộc Đại học Tổng hợp Toronto của Canada). Sự thành công của Banting và Best đã nhanh chóng lan rộng và chỉ trong thời gian rất ngắn phòng thí nghiệm của họ đã không thể đáp ứng nhu cầu về loại thần dược mới này. Một năm sau, Tiến sĩ Banting và Charles Best đã được trao giải Nobel nhờ phát hiện này.

Trong giai đoạn này, Sản phẩm Dược (Products) chính là yếu tố ưu tiên hàng đầu, Giá cả (Price) chỉ đứng thứ hai, Vị trí (Place) tập trung vào việc giải quyết câu hỏi làm thế nào để phân phối sản phẩm tốt nhất và việc Quảng bá (Promotion) chủ yếu là thông báo cho người tiêu dùng về những công dụng và cách dùng của sản phẩm. Có thể thấy sự tương tác giữa thương hiệu và người tiêu dùng chỉ là một chiều.
2. Marketing 2.0: Thời kì khởi đầu của kỉ nguyên Người tiêu dùng
Thời kì marketing 2.0 xuất hiện và phát triển cùng với sự ra đời của internet. Điều này giúp cho người tiêu dùng ngày càng hiểu biết hơn về sản phẩm và nhanh chóng giành quyền đánh giá giá trị sản phẩm. Ngoài hiệu quả để điều trị, khách hàng còn đòi hỏi những giá trị cảm xúc và maketer (người làm quảng cáo) cần thiết phải luôn có ý tưởng tạo nên sự khác biệt và định vị được sản phẩm trong tâm trí người tiêu dùng.
Chẳng hạn như đều có thành phần chính của sản phẩm Dược là Paracetamol nhưng thuốc PANADOL mang đến thông điệp là “Giảm nhanh tất cả các các triệu chứng đau ở mọi vị trí”, DECOGEN khẳng định là “chiến binh tiêu diệt cảm cúm, 1 viên 3 lớp 3 tác động”, EFFERAGANT lại tập trung vào thông điệp “viên sủi giúp giảm nhanh cơn nhức đầu”

Trong giai đoạn này, với mỗi thông điệp đọng lại trong tâm trí người sẽ giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng tăng trưởng mạnh về doanh số và thu về hàng tỉ đô, đưa tên tuổi nhãn hàng lan rộng.
3. Marketing 3.0: marketing của tinh thần và sức mạnh nhờ mạng xã hội
Thay vì tập trung vào yếu tố nội tại của sản phẩm như marketing 1.0, hay là tập trung vào đối tượng khách hàng tiềm năng như marketing 2.0 thì marketing 3.0 lại coi khách hàng không phải là một đối tượng bị động mà coi họ chính là một con người hoàn chỉnh. Họ có tâm trí, cảm xúc và tinh thần, cùng với những mối quan tâm cần thiết tới giá trị cuộc sống cũng như các vấn đề của cộng đồng. Đó cũng chính là tiền đề để áp dụng các phương pháp marketing thông qua những các hoạt động như Thiện nguyện hay các chiến dịch cao đẹp khác vì cộng đồng

Ví dụ, We care for her – Vì phụ nữ, vì ngày mai, là một chiến dịch Tầm soát ung thư vú dành cho phụ nữ đã gây tiếng vang trong cộng đồng. Chiến dịch này được tổ chức thường niên, kéo dài từ năm 2013 do Bộ Y tế, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư Ngày mai tươi sáng với sự đồng hành của Hoffmann – La Roche (Có nhãn hàng Kadcyla, dành cho BN ung thư vú) và được nhiều người ủng hộ. Việc tầm soát và phát hiện sớm ung thư vú này có ý nghĩa rất lớn trong điều trị và mang lại nhiều cơ hội kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
4. Marketing Dược 4.0: Thời kì lên ngôi của Digital Performance
Marketing 4.0 chính là giai đoạn phát triển dựa trên những nền tảng của công nghệ số hóa như là trí tuệ nhân tạo (AI), Internet of Thing ( vạn vật kết nối ), điện toán đám mây, Big Data (dữ liệu lớn).
Marketing 4.0 đã đánh dấu sự thay đổi Customer journey – Hành trình của khách hàng. Thay vì có điểm kết thúc là Action (Hành động) thì giờ tạo ra Advocacy (sự ủng hộ) của khách hàng. Đây chính là một trong những yếu tố tiên quyết để dẫn tới sự thành công của các sản phẩm Dược. Mục đích của các chiến lược Marketing giai đoạn này là dẫn cần sự trung thành của KH, để họ tự nguyện với việc trở thành một tuyên truyền viên giới thiệu, bảo vệ cho nhãn hàng .
Các Marketer cần có am hiểu về nhu cầu của khách hàng. Chúng được ví như chỗ ngứa của đối tượng, nếu gãi đúng thì chỉ cần một tác động nhẹ cũng đủ để chuyển đổi thành việc khiến họ mua hàng. Chẳng hạn rụng tóc là một chứng bệnh tuy không nguy hiểm, nhưng chúng lại gây ra một tâm lý lo âu, khiến cho con người bị trở nên ngại ngùng, mất tự tin. MAXXHAIR đã thành công khi hiểu rõ điều này.

Họ đã dùng dạng viên uống, nhưng lại sáng tạo và có tiếp cận hết sức tự nhiên thông qua việc sử dụng âm nhạc, giúp đánh tan những sự ngại ngùng, khó nói, tiếp cận thẳng vào vấn đề một cách trực diện và tạo được độ ảnh hưởng trên mạng xã hội và nhanh chóng chiếm lĩnh TOP OF MIND (top nhãn hiệu) của người tiêu dùng về các sản phẩm trị rụng tóc. Có những lý do chính đáng để MAXXHAIR chọn ý tưởng quảng cáo này, bao gồm:
Đầu tiên, chứng rụng tóc này không chỉ xảy ra ở tuổi già, mà còn với tầng lớp trẻ, những người hay dùng hoá mỹ phẩm kém chất lượng, hoặc là phụ nữ trẻ sau sinh…. Đây lại là nhóm khách hàng mục tiêu thường có tâm lý lo âu nhất đối với vấn đề rụng tóc nếu so với những khách hàng lớn tuổi hơn. Thứ hai, khách hàng trẻ tuổi khá cởi mở với những phương pháp mới, họ dễ tiếp nhận viên uống ngăn ngừa rụng tóc lại rất mới lạ và sẽ có tác động nhanh hơn so với dầu gội. Điều mới mẻ này có thể tạo ra sự tò mò để dùng thử.
Marketing 4.0 là kết hợp cả cách quảng cáo truyền thống và sáng tạo cái mới để dễ dàng tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng ở mọi lứa tuổi, địa lý ,… khác nhau, khiến hình ảnh sản phẩm được phủ sóng rộng hơn và tạo ra hiệu quả cạnh tranh cao nhất.
Discussion about this post