“Đào tạo Y Dược phải gắn liền với thực tiễn” đây là câu khẳng định chắc nịch của một lãnh đạo bệnh viện lớn tại TPHCM. Hơn ai hết đứng về phía Nhà tuyển dụng ông rất cần những ứng viên làm được việc và đáp ứng hầu hết các yêu cầu công việc.
- Nhà tuyển dụng mong chờ điều gì ở ứng viên Y Dược?
- Chia sẻ kinh nghiệm thực tập Cao đẳng Điều dưỡng sinh viên cần biết
Vì sao nhân lực Y Dược Việt Nam đa phần “giỏi lý thuyết, kém tay nghề” ?

Sức khoẻ là nguồn tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia. Chính vì vậy công tác chăm sóc sức khoẻ luôn được đặt lên hàng đầu.
Tại Việt Nam, nền Y tế đang phát triển vượt bậc theo nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, hạn chế đó là nhân lực Y tế nước ta đa phần “giỏi lý thuyết, kém tay nghề”. Thậm chí cả những cử nhân tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng ra cũng chung tình trạng trên.
Chính vì sự yếu kỹ năng tay nghề nên việc đáp ứng yêu cầu công việc cũng khó khăn hơn rất nhiều. Nhà tuyển dụng thiếu nhân lực buộc phải nhận những ứng viên này làm. Nhưng khi tuyển vào lại tốn thêm một phần ngân sách, nhân lực và nguồn lực đào tạo lại từ đâu, cực kỳ lãng phí.
Nói về vấn đề này, nhiều lãnh đạo bệnh viện tại TPHCM cho rằng: Vì chương trình đào tạo nặng lý thuyết hàn lâm và thiếu tính thực tiễn ở một số ngôi trường nên mới khiến các bạn sinh viên dù ra trường vẫn không thể đáp ứng yêu cầu công việc. Một số bạn khác là Điều dưỡng viên nhưng thậm chí lấy ven vẫn còn run tay, mất bình tĩnh..
Giải pháp nào cho nền Y tế Việt Nam?
Những trường hợp Điều dưỡng viên run tay khi lấy ven, tiêm, hay Xét nghiệm viên, Hộ sinh lúng túng khi thực hiện thao tác Y học không phải là hiếm.
Tuy nhiên, như một câu nói quen thuộc của người xưa “Sự cẩu thả trong bất kỳ nghề gì đã là bất lương” huống hồ cẩu thả và yếu kém trong Y học là điều không thể chấp nhận được. Liệu có ai dám giao tính mạng của mình cho một người Cán bộ Y tế còn chưa thực sự thành thục các thao tác Y học cơ bản?
Nếu vô tình sơ suất ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng người bệnh thì hậu quả đó ai gánh hết?

Bởi vậy việc chuẩn hoá trình độ Cán Bộ Y tế theo một khung quy định chung là điều vô cùng cần thiết. Trong đó, ngoài Bộ Y tế và Bộ LĐTB&XH thì trách nhiệm chính còn thuộc về các ngôi trường chuyên đào tạo Cán bộ Y tế tại Việt Nam.
Việc làm cấp thiết đó là phải thay đổi chương trình đào tạo theo hướng chú trọng thực hành, thay vì nặng về lý thuyết hàn lâm như trước.
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur- Mô hình đào tạo chuẩn theo nhu cầu thực tiễn tại Việt Nam
Để thực hiện chương trình này, danh sách các ngôi trường có chất lượng đào tạo hàng đầu được đích thân Bộ nêu danh. Tại khu vực phía Nam, Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TPHCM giữ vai trò chủ chốt cung ứng nhân lực ưu tú cho ngành Y tế.
Đây cũng chính là ngôi trường có tỷ lệ sinh viên có việc làm và đáp ứng được yêu cầu công việc cao nhất trong những năm qua.

Mô hình giáo dục ở đây khác hẳn với những ngôi trường khác. Thay vì dàn trải lý thuyết, thì Nhà Trường áp dụng tỷ lệ 70% thực hành, 30% lý thuyết. Nhờ đó, sinh viên được tạo điều kiện thực hành, thực tế trau dồi tay nghề nhiều hơn.
Bên cạnh đó, dưới sự hướng dẫn, giảng dạy tâm huyết, tận tình của các Giảng viên học hàm Tiến sĩ, Giáo sư và một số Y bác sĩ có nhiều năm công tác trong ngành giúp sinh viên thấu hiểu hơn thực tiễn công việc.
Với mục tiêu chính “đào tạo phải đáp ứng được nhu cầu xã hội” sinh viên học tập tại đây bắt buộc phải thành thạo tay nghề chuyên môn trước khi ra trường. Song song cùng việc nắm bắt các Kỹ năng mềm, Anh văn, Tin học và Kiến thức Y đức cần thiết.
Đây là sẽ những yếu tố quyết định giúp Cử nhân ra trường tự tin đáp ứng yêu cầu từ Nhà tuyển dụng mà không phải đào tạo từ đầu.
Discussion about this post