Nội dung
- 1 Thật khó để hình dung về cuộc sống của những người khuyết tật hay những người bị tai nạn… sẽ thế nào nếu như không có sự hỗ trợ, chăm sóc của những Kỹ thuật viên vật lý trị liệu. Hãy cùng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP.HCM tìm hiểu những công việc cụ thể của các Nhà Vật lý trị liệu sau đây
- 2 Kỹ thuật viên Vật lý trị liệu làm những công việc gì?
- 3 Kỹ thuật viên Vật lý trị liệu có thể làm việc ở đâu?
Thật khó để hình dung về cuộc sống của những người khuyết tật hay những người bị tai nạn… sẽ thế nào nếu như không có sự hỗ trợ, chăm sóc của những Kỹ thuật viên vật lý trị liệu. Hãy cùng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP.HCM tìm hiểu những công việc cụ thể của các Nhà Vật lý trị liệu sau đây
- Văn bằng 2 Cao đẳng Vật lý trị liệu TP.HCM đào tạo mấy năm?
- Cơ hội việc làm hấp dẫn dành cho sinh viên Cao đẳng Vật lý trị liệu TP.HCM
Kỹ thuật viên Vật lý trị liệu là những ai?
Theo Bác sĩ Dương Trường Giang, Trưởng phòng Đào tạo Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP.HCM, Vật lý trị liệu là một chuyên khoa về kỹ thuật y học, thuộc khoa học sức khỏe hỗ trợ. Ngành này chuyên thực hiện những kỹ thuật về vật lý tạo ra những tác động lên người khuyết tật. Một số kỹ thuật chuyên dụng bao gồm như không khí, nước, nhiệt độ, độ cao, tia X, thể dục – thể thao, điện, xoa bóp, tia cực tím, siêu âm, tia hồng ngoại, các chất đồng vị phóng xạ, đi bộ, dưỡng sinh. Những người thực hiện các kỹ thuật này còn được gọi là Điều trị viên vật lý hay là Kỹ thuật viên vật lý trị liệu.
Vật lý trị liệu có mục tiêu chính là làm phục hồi hình thể cũng như chức năng, từ đó khôi phục được khả năng hoạt động vốn có mà những người bệnh đang mắc phải (do bị chấn thương hoặc là tai nạn), giúp người khuyết tật bẩm sinh có thể có những hoạt động gần như người bình thường. Có thể nói những nhà vật lý trị liệu đóng vai trò quan trọng trong sự phục hồi và điều trị của bệnh nhân.
Kỹ thuật viên Vật lý trị liệu làm những công việc gì?
Những nhà vật lý trị liệu thường tiếp xúc trực tiếp với người bệnh để trò chuyện và trao đổi, theo dõi quá trình bệnh nhân hồi phục, từ đó đưa ra các biện pháp trị liệu phù hợp. Trong thời gian điều trị cho người bệnh, họ vừa đóng vai trò là Bác sĩ, vừa là người bạn cổ vũ người bệnh về mặt tinh thần. Đó chính là cách vừa giúp quá trình hồi phục có thể diễn ra thuận lợi, nhanh chóng vừa có thể giúp duy trì được mối quan hệ thân thiết sau khi mà người bệnh đã hồi phục.
Để giúp các bệnh nhân điều trị, Nhà vật lý trị liệu kết hợp sử dụng những tác nhân vật lý như quang trị liệu, điện trị liệu, nhiệt trị liệu, cùng các bài tập vận động khác. Công việc cụ thể của họ bao gồm:
- Xem xét bệnh án hoặc là lấy thông tin từ bác sĩ, thầy thuốc để lựa chọn phương pháp điều trị.
- Quan sát bệnh nhân khi hoạt động để chẩn đoán khả năng người bệnh hồi phục.
- Lên kế hoạch và đưa ra các mục đích chữa bệnh cũng như kết quả mong đợi khi chăm sóc người bệnh.
- Sử dụng những bài tâp, diễn tập kéo dài, thực hành trong điều trị và sử dụng các thiết bị để giảm đau, cố gắng tăng khả năng đi lại của bệnh nhân, ngăn chặn cơn đau và tạo điều kiện giúp người bệnh giữ gìn sức khỏe, sử dụng các thiết bị khác trợ giúp như nạng, xe lăn, chân giả, ….
- Đánh giá tiến trình bệnh, thay đổi kế hoạch chăm sóc và thử các liệu pháp chữa trị khác nếu cần thiết.
- Hướng dẫn bệnh nhân một số kỹ thuật đơn giản để tự điều trị thêm tại nhà
Kỹ thuật viên Vật lý trị liệu có thể làm việc ở đâu?
Hầu hết các Kỹ thuật viên Vật lý trị liệu làm việc toàn thời gian, một số người phải làm cả buổi tối và vào cuối tuần.
Sau khi hoàn thành Cao đẳng Vật lý trị liệu hay Trung cấp Vật lý trị liệu, Bác sĩ Vật lý trị liệu có thể làm việc trong:
- Nhóm ngành chăm sóc sức khỏe, giám sát các công việc của người phụ tá, cố vấn cho các Bác sĩ phẫu thuật;
- Các phòng khám tư nhân, bệnh viện tư nhân hay bệnh viện thành phố, thuộc trung ương hoặc là những trung tâm chỉnh hình – phục hồi chức năng trên cả nươc;
- Nhà riêng của bệnh nhân có yêu cầu, có khả năng tài chính hoặc điều kiện sức khỏe không cho phép.
Discussion about this post