Du học Đức và Nhật với ngành Điều dưỡng hiện đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn để phát triển tương lai. Chia sẻ sau đây đến từ Vân Anh (tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng Pasteur TP.HCM năm 2013) sẽ giúp bạn có thêm những gợi ý để có quyết định đúng đắn
- Bật mí lí do khiến Điều dưỡng viên trở thành “phụ nữ vạn người mê”
- Con đường trở thành chủ nhà thuốc nhờ học VB2 Cao đẳng Dược Pasteur TP.HCM

Ngành Điều dưỡng nổi lên như một hướng đi mới cho các bạn trẻ sinh viên. Chỉ cần nghiên cứu trên internet cũng đủ để thấy có 2 xu hướng nổi lên hiện nay chính là du học ngành điều dưỡng Đức và Nhật Bản. Nhưng vẫn chưa có bài viết nào phân tích cặn kẽ những khác biệt trong 2 sự lựa chọn này. Với kinh nghiệm du học Đức đã 2 năm sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP.HCM, bạn Vân Anh sẽ có những chia sẻ về những ưu thế của 2 xu hướng học tập này.
Nhật và Đức hiện đều có những tiềm năng đối với ngành Điều dưỡng vô cùng lớn. Nhật có tuổi thọ dân số cao nhất thế giới. Trong đó, 1/5 dân số Nhật hiện đang ở độ tuổi 65 trở lên, và con số này sẽ tiếp tục tăng. Vấn đề già hóa dân số đã kéo theo nhiều tiêu cực như thiếu nguồn cung ứng lao động. Chỉ nói trong lĩnh vực y tế, Nhật Bản đang thống thiếu hụt khoảng 2.000 điều dưỡng viên mỗi năm.

Trong khi đó ngành điều dưỡng tại Đức cũng đang thiếu hụt. Theo thống kê tuổi thọ trung bình của người Đức đang có xu hướng tăng lên đáng kể (với nam giới là 77 và nữ giới là 82) do có mức sống tăng cao. Dự báo đến năm 2030, nước Đức sẽ có khoảng 3,4 triệu người cần tới Điều dưỡng viên chăm sóc. Hơn nữa với 100 vị trí trống chỉ có khoảng 45 người có nguyện vọng học ngành Điều dưỡng. Có thể thấy rằng người học Cao đẳng Điều dưỡng sau khi tốt nghiệp đều có cơ hội rất cao về việc làm.
1. Chứng minh tài chính
Du học Điều dưỡng tại Nhật, có một điều kiện bắt buộc là bạn phải chứng minh được tài chính, yêu cầu một người thân trong gia đình phải có thu nhập trên 25 triệu/ tháng.
Dù là du học đại học hay cao học Đức thì đều cần mở 1 tài khoản phong tỏa khoảng 8040 Euro/trong suốt quá trình học tập tại Đức. Nhưng riêng đối với ngành điều dưỡng lại không cần chứng minh điều này.

2. Học phí
Tại Đức bạn sẽ KHÔNG MẤT HỌC PHÍ. Trong tổng số 16 bang thì chỉ có một vài bang mà học sinh mất học phí, Đức miễn học phí 100% cho hầu hết các thành phố lớn. Ngoài ra, một điểm ưu ái rất lớn dành cho các bạn sinh viên ngành điều dưỡng Đức là có những chương trình liên kết đào tạo về thực hành để hỗ trợ vừa học vừa thực tập, giúp bạn có tiền mà lại tích lũy được kinh nghiệm cho bản thân. Công ty, doanh nghiệp cũng tạo điều kiện làm việc lâu dài ngay khi ra trường hoặc có thể tìm đến cơ hội hấp dẫn hơn nếu có khả năng. Còn tại Nhật Bản, thường đều phải mất học phí, chưa kể ngoài phí bảo hiểm, phí nhập học, là 610.000 yên/ năm (= 122 triệu VNĐ)

3. Cộng đồng người Việt
Tại Nhật Bản có rất nhiều người Việt, điều này là một lợi thế cho những sinh viên mới đi du học bởi sẽ được giúp đỡ nhiều. Tuy nhiên việc có quá nhiều người Việt tập trung tại một số nơi chuyên tuyển Điều dưỡng Việt Nam thì sẽ làm họ khó tách ra để hòa nhập với xã hội Nhật hay cải thiện trình độ tiếng. Còn tại Đức, việc tuyển những Điều dưỡng tại Việt Nam vẫn còn mới mẻ, điều đó sẽ giúp sinh viên có cơ hội mở mang hơn, buộc mình phải năng động tiếp xúc với mọi người.

4. Nhà ở
Chỗ ở sinh viên thường là những phòng đơn hoặc là một căn nhà chung, hoặc là ở kí túc xá… Nhà ở của Nhật thường nhỏ và hẹp, có đầy đủ mọi đồ đạc máy móc trong một không gian có hạn. Người Việt thường sẽ chia sẻ phòng với nhau khiến cho cuộc sống thêm phần chật chội và ít không gian riêng tư. Còn ở Đức, với đặc điểm kiến trúc nhà cửa khá thoáng đãng và xu hướng theo phương Tây, nhưng cũng tôn trọng không gian riêng tư của người khác. Du học sinh Đức sẽ thuê cho mình 1 phòng riêng ở trong kí túc xá, hoặc một căn nhà riêng rồi chia phòng cho các bạn.

5. Điều kiện lưu trú, định cư
Tại Nhật, sinh viên có 2 cách để ở Nhật lâu dài (mà không cần gia hạn visa) đó là xin vĩnh trú (sinh viên vẫn là người nước ngoài) và nhập tịch (sinh viên trở thành người Nhật). Tuy nhiên để được xin vĩnh trú, các bạn phải sống tại Nhật 10 năm và phải có visa đi làm phải trên 5 năm. Nếu sinh viên Việt kết hôn với người Nhật thì rút ngắn điều kiện là ở Nhật liên tục 5 năm và có visa đi làm trên 3 năm. Ngược lại để nhập quốc tịch, bạn phải sống ở Nhật liên tục 5 năm, và có visa đi làm trên 3 năm.
Tại Đức, trong các nghề có nhu cầu tuyển dụng lớn như Ngành điều dưỡng, chính phủ Đức rất khuyến khích sinh viên ở lại làm việc lâu dài. Vì thế sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể ở lại Đức 18 tháng để tìm việc và được làm việc mà không giới hạn số ngày. Những sinh viên nước ngoài khi tốt nghiệp tại Đức chỉ cần đi làm thuê hoặc là đầu tư kinh doanh tại Đức với đúng ngành nghề đã học (hoặc liên quan) thì sau 2 năm sẽ có quyền xin định cư vĩnh viễn ở Đức.

6. Lương bổng và chi phí sơ lược
Theo khảo sát, Điều dưỡng viên sau khi ra trường có mức lương chính thức ở Nhật sẽ khoảng từ 170.000- 230.000 yên/tháng (bằng 35- 48 triệu VNĐ). Ngoài ra, ứng viên là Điều dưỡng sẽ được dự thi mỗi năm một lần. Nếu đỗ thì các ứng viên sẽ được cấp chứng chỉ quốc gia và được phép ở lại làm việc dài hạn. Và mức lương của Điều dưỡng viên có thể lên tới 270.000 – 300.000 yên/tháng (tương đương 56 – 62 triệu VNĐ).
Tại Đức, sinh viên vừa không mất học phí lại không cần phải tốt nghiệp ra trường thì mới có việc làm có lương. Ngay khi tại trường, sinh viên sẽ được trợ cấp 900-1100 Euro/tháng (tương đương 22,5- 27,5 triệu VNĐ). Trong thời gian rảnh rỗi, sinh viên được phép đi làm thêm, thu nhập họ kiếm được trung bình khoảng 400-500 Euro/tháng (10- 12,5 triệu VNĐ). Được biết chi phí sinh hoạt trung bình ở Đức là 670 Euro/tháng. Như vậy ngoài trang trải chi phí sinh hoạt, sinh viên Ngành điều dưỡng Đức có thể tiết kiệm được 630- 930 Euro/ tháng (16-23 triệu VNĐ). Sinh viên ngành điều dưỡng có mức lương tối thiểu 2000 Euro/ tháng (50 triệu VNĐ).
Những chia sẻ trên đây hẳn đã giúp bạn có những hiểu biết và kinh nghiệm trong việc lựa chọn hướng đi cho mình. Hãy trở thành “nhà đầu tư” thông minh vào tương lai bản thân thật thông minh bạn nhé!
Discussion about this post